Những người mới bắt đầu làm quen với chạy bền cần hiểu đúng cách thức và kỹ thuật để tránh những chấn thương trong quá trình chạy.
Oreni sẽ chia sẻ với bạn một số lưu ý cơ bản trong buổi tập để đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả khi chạy bộ.
1. Vì sao nên chọn bộ môn chạy bền?
Chạy bền mang lại nhiều lợi ích thực tế cho người chạy, đây là một bộ môn dễ tập luyện không đòi hỏi kỹ thuật quá cao và môi trường luyện tập quá khắt khe.
Chạy bộ giúp bạn rèn luyện tính kiên trì, luôn hướng về mục tiêu phía trước vì thế những người lựa chọn chạy bền đa số là những người bền bỉ và luôn quyết tâm thực hiện mục tiêu của mình
Đối với sức khỏe, bộ môn thể thao này giúp người tập giảm cân, giữ gìn vóc dáng, cải thiện tình trạng sức khỏe. Bên cạnh đó, bạn còn tôi luyện cho bản thân kỹ năng quan trọng để trong những trường hợp khẩn cấp cần đến khả năng chạy như cháy nhà, hoặc các nguy hiểm cận kề.
Chạy bền đem đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe
Chạy bền không khó tuy nhiên, để đảm bảo quá trình tập luyện diễn ra thuận lợi và an toàn người tập cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản để tránh gặp phải chấn thương không mong muốn.
2. Chuẩn bị
2.1. Đảm bảo đủ sức khỏe
Điều quan trọng đầu tiên để có thể bắt đầu quá trình chạy chính là đảm bảo sức khỏe ở trong trạng thái tốt nhất. Để đáp ứng được điều đó bạn nên có lịch trình nghỉ ngơi khoa học như đi ngủ sớm, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm chính cũng như các loại vitamin khác.
2.2. Tạo động lực tập luyện
Không chỉ chạy bộ mà trong bất kỳ hoạt động nào bạn cũng cần tìm cho mình động lực để có thể kiên định với mục tiêu tập luyện của bản thân. Để duy trì việc và tăng hiệu quả tập luyện bạn hãy tìm cho mình người bạn đồng hành trong suốt chặng đường luyện tập.
Tập luyện cùng bạn bè giúp nâng cao động lực tập luyện
Nghe nhạc: Đầu tư cho bản thân một chiếc máy nghe nhạc bản mini để vừa chạy vừa nghe nhạc. Âm nhạc có khả năng kích thích tinh thần vận động và cũng là cách để tiếp thêm năng lượng cho bản thân giữ được nhịp độ, hoàn thành tốt đoạn đường còn lại
2.3. Có kế hoạch tập luyện cụ thể
Kế hoạch luyện tập theo từng ngày, từng tuần và thực hiện theo lịch trình đã lên sẵn. Nếu mới bắt đầu, 1 tuần bạn có thể dành 3 - 5 ngày để chạy, những ngày còn lại bạn có thể nghỉ ngơi hoặc tập luyện nhẹ nhàng với những bộ môn khác.
Ngoài việc kiên trì với bộ môn chạy bộ bạn có thể luyện tập xen kẽ với những bài tập khác để cơ thể tăng sự linh hoạt và nhanh nhạy, đây cũng là cách rèn luyện cho cơ thể thích ứng với mọi sự thay đổi.
2.4. Trang phục
Để cơ thể luôn ở trong trạng thái thoải mái người tập cần chuẩn bị trang phục thoải mái, dễ chịu. Không nên mặc những bộ đồ bó sát để trong quá trình tập bị đổ mồ hôi thì cơ thể cũng không bị bí bách, khó chịu.
3. Kỹ thuật chạy
3.1. Trước khi chạy
Nguyên tắc đầu tiên khi chạy chính là phải khởi động kỹ, đặc biệt là các bài giãn cơ.
Để kiểm soát được tình trạng vận động của mình hãy chuẩn bị một chiếc đồng hồ có hiển thị các thông số cơ bản về sức khỏe như nhịp tim, huyết áp,...
3.2. Trong quá trình chạy
Khi mới vào buổi tập nhất định bạn không nên dồn quá nhiều sức lực để chạy mà hãy bắt đầu những bước chân nhẹ nhàng để biết nhịp chạy và cho cơ thể có thời gian thích nghi với buổi tập sau đó mới tăng dần cường độ. Đồng thời chú ý những vấn đề sau
- Không nên bắt đầu chạy với tốc độ nhanh mà hãy chạy chậm và tăng dần khi cơ thể quen với nhịp chạy.
- Hít thở đúng cách: Giữ đều hơi thở là điều cực kỳ quan trọng, để giữ được sự bền bỉ trong khi chạy bạn cần biết cách điều hòa hơi thở theo từng bước chân như thế bạn vẫn giữ được nhịp độ mà cơ thể không bị mất sức quá nhanh.
- Duy trì trạng thái chạy liên tục: Nếu cảm thấy đuối sức hãy giảm dần tốc độ chạy và đi bộ nhanh. Tuy nhiên nếu quá mệt hãy dừng lại và nghỉ ngơi để hồi sức.
- Cung cấp nước, và các loại nước uống điện giải trong quá trình chạy để tránh tình trạng mất nước quá nhiều khiến cơ thể mệt mỏi và xuống sức nhanh.
- Nâng mức chạy của mình theo tuần.
- Không nên chạy khi thời tiết quá nắng vì khi thời tiết quá khắc nghiệt cơ thể sẽ phải mất rất nhiều năng lượng và khả năng say nắng, ngất sẽ xảy ra.
3.3. Sau khi chạy
Sau khi hoàn thành mục tiêu bài tập của mình đừng quên thả lỏng để cơ thể được nghỉ ngơi.
Nên giãn cơ sau buổi tập để cơ thể được thư giãn
Ngoài ra, sau khi chạy bền hoặc có bất kì hoạt động thể chất nào bạn cũng không nên tắm luôn mà hãy để cơ thể được nghỉ ngơi và khô bớt mồ hôi.
Bên cạnh đó, sau khi chạy bền hãy bổ sung năng lượng cho cơ thể bằng một bữa ăn nhẹ nhé.
4. Chạy bền cùng máy chạy bộ Oreni
Nếu bạn muốn chủ động rèn luyện sức bền ngay tại nhà bạn có thể sử dụng máy chạy bộ Oreni.
Máy chạy bộ Oreni được trang bị đầy đủ màn hình hiển thị các thông số về sức khỏe, quãng đường, vận tốc… Được trang bị chức năng chạy dốc cùng các chi tiết bổ trợ giúp người tập có thể kết hợp các bài tập khác như xoay eo, gập bụng, đai rung massage…
Có máy chạy bộ Oreni bạn sẽ dễ dàng điều chỉnh cường độ phù hợp với sức khỏe của bản thân, đặc biệt mọi thành viên trong gia đình đều có thể sử dụng để luyện tập giữ dáng.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ giúp bạn duy trì sự bền bỉ trong quá trình chạy bộ.Chúc bạn kiên trì và luôn thành công với mục tiêu của mình!
ORENI - THƯƠNG HIỆU GHẾ MASSAGE VÀ MÁY CHẠY BỘ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
- Website: oreni.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/orenivietnam
- Liên hệ: https://oreni.vn/lien-he-oreni/
- HOTLINE miễn phí: 1800 1238
- Hệ thống showroom: https://oreni.vn/showroom/