Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp thường gặp ở người lớn tuổi, người già do quá trình lão hóa. Hiện tượng này gây nên sự đau nhức, khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Tập luyện có làm giảm được các triệu chứng?
Nhiều người băn khoăn việc thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không, có nên tập thể dục thể thao không. Trong bài viết này Oreni Việt Nam sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho thắc mắc nói trên nhé.
1. Thoái hóa khớp gối là gì?
Thoái hóa khớp gối là một tình trạng bệnh lý xuất phát từ quá trình lão hóa của con người ở khớp gối. Điều này chỉ tình trạng sụn khớp bị bào mòn, rách nứt, thậm chí là biến mất. Khi đó, các đầu xương sẽ chà sát lên nhau gây ra tình trạng đau nhức, cứng khớp.
Đây là hệ quả của quá trình mất cân bằng tổng hợp và phân hủy của sụn và xương dưới sụn dẫn đến sự thay đổi về hình thái. Thoái hóa khớp khiến người mắc phải thường xuyên bị đau nhức, cử động, đi lại khó khăn.
Hậu quả nặng nề của thoái hóa khớp gối có thể dẫn đến teo cơ, bại liệt, tàn phế không thể đi đứng được nữa. Người mắc trở thành gánh nặng cho gia đình. Tiến triển của bệnh thường rất chậm nhưng hậu quả để lại thì rất trầm trọng.
Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa khớp gối là:
- Do tuổi tác: Đối tượng người từ 60 tuổi trở lên, những người già đang ở trong giai đoạn lão hóa mạnh, các cơ xương khớp bị tổn thương, bào mòn và giảm chức năng rõ rệt. Do vậy, yếu tố tuổi tác ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành bệnh.
- Do sự thay đổi nội tiết tố và sự chuyển hóa của cơ thể: Yếu tố này chủ yếu xảy ra ở nữ giới trong độ tuổi mãn kinh trở đi, sự suy giảm của nội tiết tố nữ diễn ra mạnh mẽ dẫn đến bệnh về nhiều bệnh lý xương khớp như thoái hóa khớp.
- Do di truyền: Nếu gia đình có người bị bệnh (người có quan hệ cận huyết như bố mẹ đẻ, anh em ruột) xuất hiện thoái hóa khớp từ tỉ lệ con cái mắc theo ở mức cao.
Phụ nữ và người cao tuổi thường dễ bị thoái hóa khớp hơn
>> Xem thêm: Hướng dẫn đi bộ đúng cách tốt nhất cho sức khỏe
2. Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không là điều nhiều người quan tâm, băn khoăn. Bởi lẽ khi hoạt động thể chất về xương khớp đi bộ sẽ ảnh hưởng đến khớp. Nhiều người lo lắng việc đi bộ sẽ gây thêm áp lực tác động lên khớp gối, từ đó khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.
Thực tế, mặc dù các cơn đau liên quan đến thoái hóa thường rất khó chịu mỗi khi người bệnh vận động, bao gồm cả hoạt động đơn giản như đi lại trong nhà, nhưng đây là giải pháp hữu hiệu để thuyên giảm các triệu chứng bệnh (đau, cứng khớp,…).
Chuyên gia cho hay, nguyên nhân tập đi bộ đau khớp khi bị thoái hóa khớp là khi đi đứng, vận động mạnh, sẽ tạo một sức đè ép lên các mặt sụn khớp đã bị thoái hóa. Lớp sụn đó có tác dụng hấp thụ lực đè ép, nhưng nay tác dụng này giảm đi hoặc không còn nên sẽ tạo những sang chấn trên hai đầu xương, gây ra hiện tượng viêm khớp.
Từ đó dẫn đến cơn đau khớp khi bệnh nhân đứng hay đi. Vì thế với những bệnh nhân này, người ta khuyến cáo phải hạn chế đi lại. Nếu bệnh nhân càng đi nhiều sẽ càng làm khớp hư thêm.
Về cơ bản, cấu tạo khớp gối bao gồm xương và sụn khớp. Vì lớp sụn không có mạch máu nuôi dưỡng nên bộ phận này chủ yếu dựa vào dịch khớp để nhận dưỡng chất cần thiết. Chính vì thế, hoạt động đi bộ khi bị thoái hóa khớp nếu biết điều tiết thì mang lại lợi ích cho cơ thể, chứ không phải làm cho tình trạng xấu đi.
Đi bộ nhẹ nhàng rất tốt cho người bị thoái hóa khớp gối
Theo chuyên gia sức khỏe cho biết, đi bộ là hoạt động thể chất nhẹ nhàng, phù hợp với gần như tất cả mọi người bởi nó tăng sự linh hoạt, dẻo dai cho cơ thể. Tập thể dục nhẹ nhàng, đúng cách sẽ hỗ trợ tích cực cho việc điều trị bệnh nhanh chóng đạt hiệu quả.
Bạn cần lưu ý về cường độ nên ở mức nhẹ nhàng, đặt ý nghĩ và hơi thở đi theo động tác của tay chân để vừa mang lại lợi ích với sức khỏe và vừa không làm ảnh hưởng đến tình trạng bệnh, bạn nên tập thể dụng đúng cách, khoa học.
Những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối nặng thì hạn chế đi lại hoặc nên chuyển sang các môn thể thao khác như đạp xe, dưỡng sinh cũng như các bộ môn nhẹ nhàng thư giãn chẳng hạn là thiền. Đặc biệt, chú ý tránh những động tác mạnh như xoay gối, cúi gập người, bẻ lưng, thậm chí chạy nhảy tại chỗ, vì những động tác này rất hại cho các khớp.
Tựu trung lại, việc đi bộ là điều tốt và nó phù hợp cho người thoái hóa khớp gối nếu bạn biết cách điều tiết quá trình đi bộ với mức độ phù hợp nhất.
- Trung bình chỉ nên duy trì 2 - 3 buổi đi bộ trong 1 tuần. Mỗi lần đi bộ chỉ nên thực hiện trong khoảng thời gian 15 - 20 phút.
>> Xem thêm: 7 tác dụng tuyệt vời của đi bộ buổi tối
3. Người bị thoái hóa khớp gối nên lưu ý gì khi đi bộ?
Một vài những chú ý quan trọng dành cho những ai đang bị thoái hóa khớp gối và thực hiện đi bộ hàng ngày để đảm bảo an toàn, tránh bệnh nặng lên.
- Chọn loại giày phù hợp: Với những người thoái hóa khớp đặc biệt cần chú ý chọn giày đi bộ phù hợp để không ảnh hưởng đến chân, khớp gối trong quá trình đi lại. Bạn nên chọn loại giày có đế mềm, thiết kế thoải mái, hơi rộng một chút làm sao cho việc vận động dễ dàng.
- Chọn tuyến đường phù hợp, an toàn: Khi mới bắt đầu đi bộ, người bệnh nên chọn những tuyến đường bằng phẳng, không gồ ghề, thông thoáng và ít xe cộ qua lại như vỉa hè, công viên gần nhà… để tập luyện.
- Lựa chọn thời gian tập luyện: Thời gian đi bộ tốt nhất trong ngày là sáng sớm và buổi tối. Vận động nhẹ nhàng vào buổi sáng không chỉ giúp khởi động xương khớp mà còn kích thích khả năng tập trung của bệnh nhân, đồng thời giúp thuyên giảm tần suất cũng như cường độ đau khớp gối trong ngày.
- Dừng lại nghỉ ngơi khi đau khớp: Trong quá trình vận động đi bộ nếu thấy khớp gối đau nhức vượt ngưỡng chịu đựng thì bạn cần ngồi nghỉ ngơi, duỗi thoải mái khớp và xoa bóp, massage nhẹ nhàng để giảm cơn đau.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bạn cần ăn uống và bổ sung dinh dưỡng thực phẩm có chứa vitamin D, canxi và loại thực phẩm kích thích hấp thu. Mặc dù có thể ở nhóm cao tuổi khả năng hấp thu kém song việc bổ sung vẫn phải thực hiện.
Người bị đau khớp gối không nên vận động mạnh
Tổng kết
Đi bộ là hoạt động thể chất tốt cho sức khỏe. Nó vẫn rất phù với những ai đang bị thoái hóa khớp ở thể nhẹ và vừa, miễn sao mức độ hoạt động của bạn nhẹ nhàng, vừa sức, không tập quá đà. Bên cạnh việc tập đi bộ, người bị thoái hóa khớp cũng cần chú ý vấn đề dinh dưỡng, nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không. Mong rằng sẽ mang đến những thông tin hữu ích dành cho bạn.
Oreni Việt Nam là người bạn đồng hành cùng bạn trong việc chăm sóc sức khỏe với các sản phẩm tập luyện như máy chạy bộ, trị liệu như ghế massage. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn có những băn khoăn cần giải đáp nhé.
ORENI - THƯƠNG HIỆU GHẾ MASSAGE VÀ MÁY CHẠY BỘ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
- Website: oreni.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/orenivietnam
- Liên hệ: https://oreni.vn/lien-he-oreni/
- HOTLINE miễn phí: 1800 1238
- Hệ thống showroom: https://oreni.vn/showroom/