Chọn MENU

Chạy bộ có tăng chiều cao không? Cách chạy đúng tăng chiều cao

Chạy bộ có tăng chiều cao không là vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay bởi ai cũng muốn sở hữu cho mình chiều cao lý tưởng, vóc dáng chuẩn đẹp. Thực tế, chiều cao của người Việt Nam cũng đã cải thiện nhiều trong nhiều năm qua, nhưng các bậc phụ huynh vẫn quan tâm vấn đề này với con cái họ.

Có phải chăm chỉ chạy bộ thì chiều cao sẽ tăng lên? Chạy bộ có làm tăng chiều cao không?

Trong bài viết này, Oreni Việt Nam sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác nhất cho băn khoăn về chạy bộ có giúp tăng chiều cao không? Cũng như mang đến những thông tin cần thiết, quan trọng để bạn tham khảo và thực hiện chạy bộ sao cho có đạt hiệu quả về chiều cao tốt nhất nhé.

1. Các yếu tố ảnh hưởng tới chiều cao là gì?

Chiều cao của bạn được quyết định bởi nhiều nhân tố khác nhau. Dưới đây là những yếu tố chính tác động tới sự phát triển chiều cao của mỗi người:

1.1. Gen di truyền

Yếu tố đầu tiên quan trọng nhất ảnh hưởng đến chiều cao của bạn chính là di truyền. Tỉ lệ lớn nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ, sở hữu chỉ số chiều cao khả quan thì theo gen di truyền, tỉ lệ con cái có chiều cao tương đồng với họ sẽ cao hơn.

  • Theo nghiên cứu, gen di truyền có ảnh hưởng 23% chiều cao của trẻ, các yếu tố khác chiếm đến 77%.

Gen đi truyền có phải là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự phát triển chiều cao

Gen đi truyền là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao

Để tính ước lượng được chiều cao trung bình theo gen di truyền, chúng ta có thể áp dụng công thức dưới đây:

  • Chiều cao con trai = ((chiều cao mẹ + 15cm) + chiều cao bố) / 2
  • Chiều cao con gái = ((chiều cao bố - 15cm) + chiều cao mẹ) / 2

Gen di truyền trong chiều cao gần như là một bệ phóng, tiền đề tốt để bạn có được chiều cao khả qua nếu có thế hệ trước cũng sở hữu chiều cao tốt. Ngược lại, nếu thế hệ trước có chiều cao khiêm tốn thì khả năng cao vượt trội hơn của bạn sẽ không có nhiều.

Tuy nhiên cũng có các trường hợp ngoại lệ bởi gen di truyền chỉ đóng vai trò một phần, nghĩa là thế hệ trước không cao nhưng con, cháu sinh ra lại có chiều cao tốt.

1.2. Dinh dưỡng

Sau di truyền, chế độ ăn uống dinh dưỡng là yếu tố quan trọng tiếp theo ảnh hưởng đến chiều cao. Nếu được thu nạp nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin D và canxi sẽ giúp cơ thể phát triển chiều cao tốt hơn.

Canxi có nhiều trong trứng, sữa, thịt, các loại hải sản, các loại đậu, rau xanh…

Một nghiên cứu cho hay về lượng canxi cần thiết bổ sung hàng ngày để có chiều cao khả quan:

  • Người trưởng thành: 1.000 mg/ngày.
  • Người từ 50 tuổi trở lên: 1.300 mg/ngày.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú: 1.200 mg/ngày.

Bên cạnh chất dinh dưỡng chủ đạo đó, lời khuyên của các chuyên gia là bạn cần cân bằng các nhóm thực phẩm để phát triển chiều cao tối ưu bao gồm các loại trái cây, ngũ cốc, protein.

Tuy nhiên, không phải cứ dinh dưỡng đầy đủ là sẽ có chiều cao tốt bởi nó còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ của cơ thể con người và cơ địa hấp thụ riêng của từng người.

1.3. Độ tuổi

Chiều cao chỉ tăng nhanh nhất trong từng giai đoạn, mạnh mẽ nhất là ở lứa tuổi dậy thì khoảng từ 12 - 16 tuổi. Đây là khoảng thời gian cơ thể sản xuất nhiều hormone HGH, loại hormone kích thích tăng trưởng chiều cao mạnh mẽ.

Nếu có thể kết hợp giữa yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng tốt giàu Canxi trong giai đoạn tuổi dậy thì sẽ giúp bạn nhanh chóng và có cơ hội tăng trưởng chiều cao tốt nhất.

1.4. Tập luyện thể thao

Để kích thích phát triển chiều cao, một điều cũng cần được quan tâm, chú ý chính là chế độ tập luyện thể dục thể thao lành mạnh. Đây là yếu tố phụ trợ bên ngoài nhằm kích thích tăng trưởng, tăng cường trao đổi chất bên trong cơ thể.

Bạn có thể chọn lựa các môn thể thao giúp tăng chiều cao tốt như: bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, đu xà, bóng đá…

Tập luyện thể dục thể thao thúc đẩy tăng chiều dài của xương và gia tăng chiều cao cơ thể ở mức tối đa.

Tập luyện thể dục thể thao thúc đẩy tăng chiều dài của xương và gia tăng chiều cao cơ thể ở mức tối đa.

Nghiên cứu chỉ ra rằng tuyến yên và tuyến giáp sẽ chịu tác động khi bạn thực hiện tập luyện thể thao thông qua các bài tập. Các bộ phần này sẽ tiết ra hormone tăng trưởng GH, loại hormone tận dụng tiềm năng di truyền, kích thích sự phát triển của tế bào xương.

>> Xem thêm: Máy chạy bộ trên không có tốt không? Có tác dụng gì?

1.5. Thói quen sinh hoạt hàng ngày

Các hoạt động sinh hoạt diễn ra hàng ngày cũng góp phần tới sự phát triển chiều cao 1 cách rõ rệt. Nếu bạn thực hiện nhiều hoạt động làm kích thích phần xương sụn thì sẽ thúc đẩy chiều cao.

Bạn nên ngủ đủ giấc, tắm nắng, uống sữa hàng ngày để thúc đẩy chiều cao phát triển. Ngoài ra, khi ngồi, nằm cũng cần giữ đúng tư thế để tránh các thay đổi hình dạng cột sống.

  • Hormone bị ảnh hưởng một phần từ giấc ngủ. Chiều cao của trẻ phát triển vào ban đêm thông qua giấc ngủ. Nhiều người sẽ có cảm giác cao hơn 1 chút vào buổi sáng sau khi thức dậy.

Bạn cũng cần chú ý, nếu hàng ngày bạn phải làm những công việc nặng nhọc, đè nén cơ thể như việc mang vác vật nặng sẽ có khả năng làm kìm hãm sự gia tăng chiều cao, thậm chí là lùn đi.

1.6. Giới tính

Thông thường nam giới sẽ cao hơn nữa giới, vẫn có trường hợp ngược lại (tuỳ vào nhiều yếu tố). Đặc biệt trong giai đoạn dậy thì, con trai sẽ phát triển chiều cao rất nhanh.

2. Giải đáp chạy bộ có tăng chiều cao không?

Theo các nghiên cứu khoa học, chiều cao của con người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nhiều yếu tố khác nhau như: môi trường sống, nội tiết tố, gen di truyền và dinh dưỡng,...

Để cải thiện và tăng trưởng chiều cao từ những yếu tố kể trên, có nhân tố có thể tác động được song cũng có những nhân tố không thể tác động được như gen di truyền.

Từ lâu, chạy bộ đã nằm trong nhóm những môn thể thao phổ biến, được nhiều người trên thế giới yêu thích và lựa chọn. Nhiều người băn khoăn chạy bộ có giúp tăng chiều cao không, đây là vấn đề phải được xem xét từ nhiều yếu tố, không chỉ riêng chạy bộ.

Chạy bộ có giúp tăng chiều cao không? là vấn đề đang được quan tâm, nhất là các bạn trẻ cũng như nhiều bậc phụ huynh có con trong độ tuổi dậy thì

Chạy bộ tăng chiều cao là vấn đề được các bạn trẻ và nhiều bậc phụ huynh có con trong độ tuổi dậy thì quan tâm

Tập thể dục (trong đó có chạy bộ) là một trong những cách tốt nhất để tăng chiều cao nhanh, phá bỏ những giới hạn khách quan kìm hãm và mặc định. Khi kết hợp với chế độ dinh dưỡng tốt bạn sẽ cải thiện được chỉ số chiều cao của mình.

Nhiều người đặt ra câu hỏi: “Chạy bộ có cao lên không?

Câu trả lời là .

Dưới đây là 1 số giải thích từ các nghiên cứu khoa học về hoạt động chạy bộ tăng chiều cao:

  • Chạy bộ là hoạt động thể chất kích thích sự phát triển của cơ xương, làm cho các bộ phận bên trong hoạt động tốt hơn. Trong đó, chiều cao thuộc hệ cơ xương chịu ảnh hưởng bởi hoạt động tăng cường thể lực như chạy bộ.
  • Trong quá trình chạy, bạn phải vận động rất nhiều vùng chân, các khớp nối ở chân. Khi có sự tác động, chịu áp lực lớn từ cường độ tập luyện, các khớp, sụn này sẽ phát triển được kéo dài hơn và giúp cơ thể cao lớn hơn.
  • Khi chạy bộ, các cơ quan quan trọng trong cơ thể phải hoạt động liên tục, như hệ hô hấp hoạt động gấp 2- 3 lần bình thường, nhịp tim tăng và máu lưu thông tốt hơn, từ đó nâng cao thể chất của bạn.
  • Việc chạy bộ đúng cách sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra hormone tăng trưởng HGH. Nội tiết tố tăng trưởng có vai trò thúc đẩy sự phát triển của tế bào cơ xương và các cơ quan khác trong cơ thể. Hormone này càng được sản sinh nhiều thì việc phát triển chiều cao sẽ càng tốt. Trước khi bước vào tuổi trưởng thành, nếu chạy bộ thường xuyên, chiều cao của bạn sẽ được cải thiện và cơ hội phát triển thêm.

Tuy nhiên, bạn cần kết hợp với chế độ ăn giàu Canxi cũng như thành phần các chất dinh dưỡng khác nữa để tăng hiệu quả trong việc gia tăng chiều cao bản thân.

Thực tế, chạy bộ không phải là hoạt động thể chất tối ưu để giúp bạn tăng chiều cao. Nếu so với các môn như bơi lội, bóng rổ, bóng chuyền, đu xà thì nó khó có thể sánh bằng.

Chạy không trực tiếp làm tăng chiều cao của bạn mà chỉ thúc đẩy việc tăng trưởng tổng thể sức khoẻ như ăn uống tốt, ngủ tốt, kích thích sản sinh nội tiết tố. Nói cách khác là nó gián tiếp và hỗ trợ thúc đẩy chiều cao cho cơ thể một cách tích cực.

Nếu không có điều kiện bạn vẫn có thể thực hiện việc chạy bộ bởi nó là hoạt động dễ thực hiện, không phải tiêu tốn chi phí lớn.

3. Hướng dẫn cách chạy bộ đúng cách tăng chiều cao

Theo một báo cáo khoa học năm 2017, tuổi thọ của con người có thể tăng thêm 7 giờ cho mỗi 1 giờ chạy bộ. Người chạy bộ thường xuyên có thể tăng được thêm 3 năm tuổi thọ. Đó là lý do bạn vẫn nên thực hiện điều này mặc dù nó không phải là một giải pháp tăng chiều cao trực tiếp.

Hơn nữa, hiệu quả tăng trưởng chiều cao của chạy bộ còn phụ thuộc vào tư thế, kỹ thuật và thời gian luyện tập.

Chạy bộ như thế nào để tăng chiều cao?

Dưới đây là một số hướng dẫn sẽ giúp bạn chạy bộ đúng cách để tăng chiều cao nhanh nhất.

3.1. Thời gian chạy

Để đạt được hiệu quả bạn cần chạy bộ với thời gian nhất định.

Mọi người thường nghĩ buổi sáng, khoảng 5:00 - 6:00 là thời gian tốt nhất để chạy bộ. Tuy nhiên, buổi chiều hoặc buổi tối cũng là những lựa chọn phù hợp cho những ai muốn chạy bộ.

  • Bạn có thể chạy bộ vào buổi sáng, chạy bộ vào thời gian buổi chiều, buổi tối hoặc ngay khi bạn có thời gian rảnh.

Tuy nhiên, không phải chạy càng lâu thì sẽ càng tốt cho cơ thể. Thời gian chạy tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian làm việc, sinh hoạt của bạn ra sao, tình trạng sức khoẻ như thế nào, khả năng chạy của bản thân.

Có người chọn chạy buổi sáng vì thức dậy được sớm, có nhiều thời gian ban ngày, muốn tận dụng không khí ngày mới. Có người lại chọn thời điểm chạy buổi tối vì sau thời gian làm việc mệt mỏi, căng thẳng.

Lời khuyên của các chuyên gia giáo dục thể chất dựa theo nhóm tuổi và khả năng:

  • Người mới tập chạy: Nên chạy với khoảng thời gian 10 - 15 phút mỗi ngày và chạy bộ từ 2 - 3 buổi/ tuần
  • Người đã chạy được một thời gian và quen: Nên chạy khoảng 30 - 45 phút/ buổi và từ 3 - 5 buổi/ tuần.
  • Người tập luyện chuyên nghiệp chạy bộ nhiều: Chạy từ 30 phút trở lên.

Có nhiều thời điểm khác nhau trong ngày để bạn lựa chọn làm thời gian chạy bộ như buổi sáng, chiều hay tối đều được

Có nhiều thời điểm khác nhau trong ngày để bạn chọn thời gian chạy bộ

3.2. Trang phục chạy

Để buổi chạy hiệu quả, lời khuyên dành cho bạn là lựa chọn trang phục chạy bộ phù hợp và thoải mái nhất:

  • Quần áo: Thoải mái, chất liệu thoáng mát, nhẹ nhàng, dễ thấm hút mồ hôi. Nếu vào mùa lạnh, nên mặc áo dài tay có sự đàn hồi, co giãn cao. Ngoài ra, nếu chạy vào lúc trời tối, khu vực thiếu ánh sáng ở ngoài trời bạn cần có thêm các tín hiệu nhận biết trên quần áo để giúp các phương tiện hay người khác quan sát được.
  • Giày chạy bộ: Phù hợp với kích cỡ bàn chân của mình. Đôi giày phù hợp nhất là khi chạy cảm thấy thoải mái, nâng đỡ bàn chân và tạo cảm giác êm ái.

3.3. Khởi động kỹ

Khởi động khi chạy bộ giúp cơ thể làm quen với vận động kéo dài khi chạy, làm ấm cơ thể để giúp làm quen được với vận động, tránh các cơ bị cứng và sẽ gặp chấn thương trong quá trình chạy, chẳng hạn như bị chuột rút.

  • Trung bình bạn nên dành thời gian từ 5 - 10 phút cho các động tác khởi động cơ thể.

Thực hiện tốt các động tác khởi động trước khi chạy bộ sẽ mang lại nhiều lợi ích trong suốt quá trình luyện tập.

Khi chạy bộ người tập luyện cần chú ý đến việc khởi động kỹ lưỡng - bước rất cần thiết trước khi chạy bộ.

Một số bài tập khởi động tốt được các HLV khuyên như: bài tập cho các khớp, đá chân, nâng cao đùi, ngồi căng cơ, đứng thẳng kéo giãn cơ, chạy bước nhỏ,...

3.4. Kỹ thuật và tư thế chạy

Kỹ thuật chạy bộ đúng là:

  • Giữ người thẳng, đầu hơi cúi và hướng về phía trước (khoảng 15 độ). Không nên quá chú trọng vào phần thân dưới.
  • Hai chân và vai bạn thả lỏng, để tự nhiên thoải mái, phân bổ sức phù hợp ở các phần cơ thể
  • Khi chạy bạn cần chú ý phần tiếp đất, không dậm chân mạnh mà nên tiếp xúc bằng nửa chân rồi mới đến cả bàn chân.
  • Hai tay vuông góc hai bên, đánh thoải mái và huých về phía trước.
  • Kết hợp chạy bộ và duy trì nhịp hít thở đều.

Lưu ý: Bạn nên dừng việc chạy một cách từ từ, giảm dần tốc độ mới dừng lại hẳn.

Một tư thế chạy chuẩn giúp bạn cảm thấy thoải mái, giảm tác động lên cơ thể và hỗ trợ chiều cao tốt

Tư thế chạy bộ chuẩn giúp bạn cảm thấy thoải mái, giảm tác động lên cơ thể và hỗ trợ chiều cao tốt

3.5. Tốc độ chạy

Tùy theo thể trạng, khả năng và điều kiện thời tiết, địa hình bạn có thể chạy với tốc độ ra sao. Nếu chạy bộ trong nhà với máy tập bạn cũng cần có chế độ chạy với tốc độ phù hợp.

Tốc độ chạy càng nhanh thì áp lực lên cơ thể càng lớn. Ở một chừng mực nào đó, điều này mang lại hiệu quả cao cho người tập luyện bởi nhóm cơ xương được tác động mạnh.

Có nhiều kỹ thuật chạy bộ nhưng chạy nước rút ở tốc độ cao sẽ giúp sản sinh ra nhiều hormone tăng trưởng cơ thể, góp phần hiệu quả tăng chiều cao hơn. Sau khi khởi động, bạn có thể chạy với tốc độ bình thường, sau đó tăng tốc dần dần và vung tay ra sau mạnh hơn.

Để tăng cường độ chạy bộ, bạn có thể di chuyển chân nhanh hơn và nâng đầu gối lên cao nhất có thể.

  • Thông thường, tốc độ chạy bộ của người bình thường đạt từ 5 - 10 km/h. Đây là khoảng tốc độ hợp lý và bình thường có thể tính trên nhiều đối tượng tập luyện.
  • Nếu bạn muốn tăng áp lực hơn thì có thể chạy với tốc độ cao hơn.

3.6. Địa điểm chạy bộ

Người tập luyện có thể chọn địa điểm chạy bộ ngoài trời tại các khu vực công cộng, các cung đường dành riêng chạy bộ hoặc tập luyện với máy chạy bộ trong nhà, phòng gym một cách linh hoạt.

Đôi khi việc thay đổi địa điểm chạy sẽ tạo nguồn cảm hứng cho bạn trong việc chạy bộ để tăng chiều cao. Hãy thử thay đổi không gian để kiếm tìm hứng thú trong quá trình chạy bộ.

Với không gian trong lành của nhiều cây xanh và đường bao rộng rãi vắng vẻ rất lý tưởng cho các vận động viên tập luyện hàng ngày.

Không gian chạy bộ thoáng đãng, trong lành rộng rãi vắng vẻ rất lý tưởng để chạy bộ thể dục

3.7. Các kiểu chạy bộ

Hiện nay, có nhiều kiểu chạy bộ khác nhau. Chúng tôi xin đưa ra một vài kiểu chạy phổ biến dành cho bạn tham khảo:

  • Chạy phục hồi: Kiểu chạy tương đối ngắn được thực hiện với tốc độ chậm. Kiểu chạy này nhằm mục đích duy trì thể lực và thói quen chạy bộ trong khi vẫn bảo đảm cơ thể có thể nghỉ ngơi, phục hồi.
  • Chạy nền tảng: Kiểu chạy có độ dài tương đối ngắn đến vừa phải, được thực hiện với tốc độ tự nhiên của người chạy. Mục đích của loại hình chạy này là rèn sự dẻo dai, duy trì thể lực, thử nghiệm sức khỏe.
  • Chạy dài: Chạy kéo dài cho đến khi bạn cảm thấy hết lực chạy. Chức năng của kiểu chạy là tạo sức bền, tăng cường sức chịu đựng cho cơ thể.
  • Chạy tăng tốc: Chạy bắt đầu với tốc độ tự nhiên của bạn và kết thúc bằng một khúc chạy nhanh hơn ở bất kỳ đâu. Tốc độ chạy sẽ tăng lên và tăng nhanh chóng ở khoảng cuối cho đến khi bạn hết sức.
  • Trò chơi tốc độ: Kiểu chạy kết hợp giữa chạy nền tảng và chạy biến tốc. Người tập có thể thay đổi liên tục giữa việc chạy duy trì và chạy tăng tốc. Điều này khiến cơ thể phải thích ứng và thay đổi linh hoạt.

4. Các lưu ý khi chạy bộ đạt hiệu quả tăng chiều cao tốt nhất

Chạy bộ như thế nào để tăng chiều cao thực sự là điều không dễ. Điều này càng khó nếu bạn chỉ thực hiện tốt mỗi phần chạy bộ.

Nhưng khi chạy bộ bạn phải chú ý một số vấn đề để có hiệu quả gia tăng chiều cao cũng như đạt lợi ích sức khỏe tốt nhất:

  • Duy trì lịch chạy bộ đều đặn: Một nguyên tắc quan trọng là bạn duy trì được thói quen chạy bộ. Chạy bộ là hoạt động cần thực hiện thường xuyên, liên tục, đều đặn như một cách làm tiêu hao năng lượng, calo của bạn mỗi ngày. Tuỳ vào điều kiện thời gian, sức khoẻ và không gian, bạn sẽ cần cân đối thời gian chạy.
  • Gia tăng cường độ: Một điều khác là việc tăng áp lực trong quá trình chạy bộ tăng chiều cao là bạn cần tăng cường mức độ tập luyện. Việc này sẽ đốt cháy calo của bạn nhiều hơn, giúp nâng cao được khả năng chạy cũng như hoạt động của cơ quan bên trong như tim đập nhanh hơn, thở mau hơn, cơ co bóp mạnh hơn… Bạn có thể thực hiện điều này sau khi chạy đã quen một thời gian, thực hiện bằng cách chạy nhanh hơn (tăng tốc độ), chạy với địa hình dốc lên cao để tăng áp lực cơ chân, chạy nâng cao đùi trong quá trình thực hiện.
  • Ăn uống khoa học: Bạn cần thực hiện lối sống khoa học, ăn uống giàu đạm, tinh bột vừa phải (ngô, khoai…) và nhiều rau xanh, trái cây. Một điều khác nữa là phải uống đủ nước, từ 2,5 - 3 lít nước/ ngày. Chú ý là không nên ăn quá no trước khi chạy và cũng không nên cố gắng quá sức vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ rất quan trọng trong việc tăng trưởng chiều cao, bạn cần ngủ đủ giấc từ 6 - 8 tiếng để cải thiện chỉ số chiều cao. Trong quá trình ngủ, các tế bào và tủy cùng các hormone tăng trưởng như HGH (giúp tăng chiều cao) sẽ phát triển không ngừng.

5. Lợi ích của chạy bộ ngoài hỗ trợ tăng chiều cao

Bên cạnh việc hỗ trợ cải thiện chiều cao, chạy bộ đúng cách còn đem tới rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Dưới đây là 1 số tác dụng của chạy bộ bạn nên biết:

  • Cải thiện sức khỏe tổng thể: Chạy thường xuyên, sức khỏe tổng thể của bạn được cải thiện. Nó tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiều bệnh tật. Chạy bộ giúp thư giãn các cơ, giúp săn chắc cơ bắp, ngừa mỏi cơ.
  • Giảm cân, giảm mỡ bụng: Nếu bạn giảm cân, bạn sẽ trông gầy hơn và khi đó nhìn sẽ cao hơn bởi béo nhìn dễ lùn.
  • Cải thiện sức khoẻ tinh thần: Giảm căng thẳng, loại bỏ trầm cảm và ngăn ngừa đau đầu. Chạy bộ giúp bài tiết một số hormone trong não, giúp cải thiện tâm trạng cho bạn.
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch, huyết áp: Chạy bộ thường xuyên giúp giảm nguy cơ bị đau tim, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường vì nó giúp kiểm soát lượng đường huyết. Động mạch duy trì độ đàn hồi khi chạy thường xuyên, làm giảm nguy cơ bị đột quỵ.
  • Giảm vấn đề về hô hấp: Hoạt động phổi của chúng ta tăng lên khi chạy vì hít vào và thở ra tăng lên. Vì vậy, khi chạy bộ khả năng bị lên cơn hen suyễn hoặc vấn đề viêm phế quản được giảm bớt.
  • Nâng cao kỷ luật bản thân: Bạn có thể kiểm soát được bản thân. Chạy bộ mang lại kỷ luật vì bạn cần cố gắng và nỗ lực với mục tiêu trong kế hoạch chạy của mình; kỷ luật có nghĩa là thành công.
  • Tốt cho giấc ngủ: Chạy bộ cũng chữa được chứng mất ngủ? Khi bạn chạy nhiều, cơ thể bạn mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi. Vì vậy, khi đi ngủ vào ban đêm, bạn sẽ có một giấc ngủ ngon và sâu giấc.
  • Tăng cường thể lực: Chạy bộ thường xuyên giúp tăng cường thể lực, loại bỏ sự mệt mỏi của gân, cơ và khớp, đồng thời ngăn ngừa các chấn thương cho các bộ phận cơ thể này.
  • Đẹp da: Bạn có biết rằng chạy bộ giúp bạn có làn da sáng? Chạy bộ giúp kích thích tuần hoàn máu, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng cần thiết đi khắp cơ thể và cũng hỗ trợ thải các chất độc hại không mong muốn ra khỏi cơ thể, do đó duy trì làn da hồng hào, tươi trẻ.

Tổng kết

Hy vọng với các thông tin trên đã giúp bạn có thể giải đáp được thắc mắc chạy bộ có tăng chiều cao không? Làm thế nào để chạy bộ tăng chiều cao thực sự còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, khi bạn chạy bộ thường xuyên sẽ giúp phát triển thể lực, duy trì cơ thể khỏe mạnh cân đối cũng như hỗ trợ tăng chiều cao bản thân.

Bạn có thể lên lịch chạy bộ cùng với tập kết hợp các bộ môn thể thao khác để tăng hiệu quả. Chúc bạn tập luyện hiệu quả và nhanh chóng đạt được chiều cao lý tưởng như mong muốn.

Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết! Hãy thường xuyên truy cập website oreni.vn để cập nhật những bài viết mới nhất về kiến thức chạy bộ, sức khỏe và làm đẹp nhé!

ORENI - THƯƠNG HIỆU GHẾ MASSAGE VÀ MÁY CHẠY BỘ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

Chia sẻ
(5/5, 2 votes)

Oreni là thương hiệu ghế massage, máy chạy bộ số 1 tại Việt Nam. Sản phẩm của Oreni được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản và đạt tiêu chuẩn Quốc tế

Bình luận

Đăng bình luận(*) là thông tin bắt buộc

Hệ thống Showroom Oreni toàn quốc

Oreni đã có mặt tại các Showroom trên toàn quốc

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để Được tư vấn và có mức giá hấp dẫn nhất
HOTLINE1800 1238 - 0846991199
Đăng kýTư vấn