Đạp xe đạp là một trong những hoạt động thể chất làm tiêu hao năng lượng, đốt calo, tốt cho sức khỏe, nhiều người thực hiện hàng ngày. Nhưng có không ít người lo ngại và băn khoăn đạp xe đạp có bị to bắp chân không? làm to chân không? bởi bắp chân to sẽ khiến cơ thể thô hơn - đặc biệt là các chị em phụ nữ.
Để giải đáp thắc mắc này, Oreni sẽ đưa ra lời giải đáp về vấn đề này, hãy cùng theo dõi nhé!
1. Đạp xe đạp có bị to bắp chân không?
Đạp xe là bộ môn tương đối nhẹ nhàng, nhiều người yêu thích và cũng thích hợp cho mọi độ tuổi, ai cũng có thể đạp xe rèn luyện sức khỏe.
Nhưng riêng với chị em phụ nữ vấn đề đạp xe to chân được không ít người băn khoăn trăn trở. Nhiều chị em lo sợ khi đạp xe quá nhiều sẽ khiến bắp chân to và như vậy sẽ thô, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vẻ đẹp cơ thể.
Đạp xe có to bắp chân không là điều nhiều chị em quan tâm
Đạp xe đạp có bị to bắp chân không? là thắc mắc phổ biến của những ai yêu thích bộ môn đạp xe đạp và thường xuyên lựa chọn phương pháp này với mục đích tăng cường, nâng cao sức khỏe mỗi ngày.
Việc đạp xe đạp có bị to bắp chân hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau dưới đây:
- Giới tính: Thông thường nữ giới đạp xe đạp sẽ ít xuất hiện việc to bắp chân hơn bởi liên quan đến yếu tố giới tính. Phụ nữ có hàm lượng hormone testosterone thấp hơn so với nam giới nên việc phát triển các nhóm cơ sẽ hạn chế hơn.
- Cường độ đạp xe đạp: Bên cạnh đó, đạp xe đạp còn tuỳ theo mức độ tập, cường độ tập ra sao. Nếu bạn đạp xe đạp không quá dày đặc về thời gian như này nào cũng đạp xe, thậm chí là ngày đạp nhiều lần mà chỉ duy trì đạp đều đặn 1 tuần 2 - 3 lần thì cũng không cần phải lo lắng việc to chân.
- Địa hình: Đạp xe đạp to chân còn phụ thuộc vào địa hình. Địa hình càng dốc thì lực tác động lên chân càng lớn thì khả năng to chân càng cao. Bạn có thể chọn địa hình bằng phẳng hơn, đạp xe nhẹ nhàng để đảm bảo vừa khoẻ vừa đẹp.
Dựa trên những phân tích trên có thể thấy rằng, với câu hỏi đạp xe đạp có bị to bắp chân không. Câu trả lời là KHÔNG bạn nhé.
>> Xem thêm: 10 tác dụng của việc đạp xe đạp vào buổi sáng bạn nên biết
2. Cách đạp xe đạp đúng cách giúp bạn có đôi chân thon gọn, săn chắc
Bạn có thể tham khảo ngay dưới đây những điều quan trọng trong việc đạp xe đạp để giảm to bắp chân, hạn chế việc xuất hiện tình trạng bắp chân to ở cả nam và nữ.
2.1. Chọn xe đạp phù hợp
Nên đạp xe loại nào thì cũng cân nhắc theo địa hình đạp xe mà bạn sẽ tiến hành đạp. Với mỗi loại địa hình khác nhau thì có thể chọn lựa các mẫu xe đạp khác nhau. Thông thường nhất vẫn là các mẫu xe đạp thể thao thông dụng, có thể đạp ở các địa hình bằng phẳng, không gập ghềnh.
Tuy nhiên, nếu bạn dự định đạp xe ở khu vực đồi núi, địa hình gồ ghề, nhiều chướng ngại vật thì cần phải chọn những loại xe đạp địa hình thiết kế riêng cho việc đạp xe ở những vùng đó.
2.2. Thời điểm đạp xe
Bạn có thể đạp xe vào bất kỳ thời điểm nào đó trong ngày bạn có thời gian rảnh.
- Nhưng theo các chuyên gia thể dục thể thao, thời gian đạp xe lý tưởng là vào buổi sáng từ 6 giờ đến 8 giờ và buổi chiều từ 16 giờ - 18 giờ.
- Bạn cũng có thể đạp xe vào buổi tối (không khuyến khích) nhưng không nên đạp quá khuya, trước 21 giờ.
Bạn nên đạp xe lúc sáng sớm hoặc xế chiều sẽ tốt hơn
Bạn nên thực hiện đạp xe vào một khung giờ cố định để tạo thói quen như một nếp trong hoạt động thể dục thể thao.
Máy chạy bộ Oreni RE-5 được thiết kế đa năng, hỗ trợ tập chạy bộ + gập bụng + massage hiệu quả và phù hợp để rèn luyện sức khỏe tại nhà cho cả gia đình
2.3. Tư thế đạp xe
Khi đạp xe bạn cần sự tập trung cũng như giữ tư thế cổ định trong quá trình đạp xe để không ảnh hưởng đến cột sống và phản xạ không kịp thời trước những tình huống:
- Mắt hướng về phía trước.
- Hai tay nắm chắc 2 càng xe (không đạp xe với 1 tay hoặc không tay nắm càng vì sẽ rất nguy hiểm).
- Lưng ngả trước theo chiều hai tay nắm vào càng xe (không gập lưng, gù lưng khi đạp xe).
- Hai chân đặt đúng vị trí bàn đạp, lực dồn vào giữa bàn chân (từ mu bàn chân).
Đảm bảo giữ tư thế đạp xe đúng cách trong khi đạp xe trên đường, tránh các cử động vặn vẹo, uốn éo khi đạp xe. Tư thế đạp xe có ảnh hưởng lớn đến tình trạng bắp chân to nên bạn cần điều chỉnh tư thế sao cho đúng nhất.
Máy chạy bộ điện Oreni RE-6 được thiết kế chắc chắn, sử dụng động cơ DC 4.0HP vô cùng mạnh mẽ, hỗ trợ tập chạy bộ + gập bụng + massage tại nhà hiệu quả
2.4. Tốc độ đạp xe
Các huấn luyện viên khuyên rằng, bạn nên đạp xe một cách từ từ, tăng tốc dần dần để cơ thể thích ứng được mức độ tập luyện.
Sau cùng khi muốn dừng lại hẳn thì nên giảm tốc một cách chậm rãi không được dừng xe đột ngột.
Ban đầu đạp xe với vận tốc chậm rồi tăng dần đều, cuối chặng thì giảm dần đều đến khi dừng hẳn
Bạn chú ý là không nên đạp xe với tốc độ quá cao sẽ không làm chủ được tay lái và không phản ứng kịp trước những tình huống bất ngờ trên đường đi.
2.5. Địa hình đạp xe đạp
Địa hình đạp xe đạp cũng ảnh hưởng đến việc đạp xe có bị to bắp chân không mà nhiều người quan tâm.
Theo tính chất vật lý thì đạp xe càng lên dốc cao thì lực chân đạp càng mạnh, nhất là phần bắp chân. Do đó nếu chỉ đạp xe duy trì sức khỏe hay đối tượng đạp xe là chị em phụ nữ thì không nên chọn địa hình quá dốc.
Nhưng bạn cũng có thể thay đổi địa hình đạp xe để tạo cảm giác thú vị, bớt nhàm chán hơn trong tập luyện, tất nhiên là không nên đạp ở độ dốc quá cao như đã nói.
2.6. Cường độ đạp xe
Đạp xe đạp ở mức độ nào cũng tùy theo độ tuổi, người mới tập hay người đạp xe lâu năm/chuyên nghiệp cũng như quỹ thời gian mà bạn có.
- Trung bình nên đạp xe khoảng 3 - 5 buổi/tuần. Mỗi lần đạp xe không quá 1 tiếng để đảm bảo sức khỏe.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý về chế độ nghỉ khi đạp xe, không nên đạp liền một mạch cho đến khi dừng hẳn bởi sẽ rất mệt mỏi cũng như không mang lại hiệu quả cao. Bạn cũng không nên đạp quá sức mình nên có sự tăng dần theo từng thời gian tập.
Việc đạp xe nhiều khiến to bắp chân hoàn toàn không phải mà còn do nhiều yếu tố khác nhau. Do đó bạn cần tính toán, điều chỉnh mức độ, tần suất đạp xe cho bản thân mình.
>> Xem thêm: Cách chạy bộ đúng cách để chân thon gọn, săn chắc
2.7. Bổ sung nước
Nước là điều cực kỳ quan trọng để giúp bạn duy trì được thể lực đạp xe, bổ sung nước cho cơ thể làm cho bạn tỉnh táo hơn.
- Bạn nên trang bị 1 - 2 bình nước đi kèm khi đi đạp xe. Đơn giản có thể là nước lọc, hoặc nếu thích thì có thể dùng nước điện giải.
Uống nước trong khi đạp xe để duy trì thể lực, làm mát cơ thể
Khi đạp xe được khoảng thời gian khoảng 15 - 20 phút bạn nên bổ sung nước để cơ thể thư giãn cũng như giúp cơ thể được “refresh”, tiếp tục chặng hành trình phía trước.
Máy chạy bộ điện Oreni RE-6 được thiết kế chắc chắn, sử dụng động cơ DC 4.0HP vô cùng mạnh mẽ, hỗ trợ tập chạy bộ + gập bụng + massage tại nhà hiệu quả
3. Lưu ý khi đạp xe đạp đúng cách, an toàn, không to chân
Một vài lưu ý quan trọng dành cho người đạp xe đạp để tăng cường tính hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sức khỏe:
- Trang phục, quần áo: Bạn nên chọn các mẫu quần áo thể thao có độ đàn hồi, co giãn tốt cũng như khả năng thấm hút mồ hôi. Không nên mặc các loại trang phục bó sát người, gây khó chịu. Nếu thời tiết lạnh thì cần chú ý quần áo kín chân tay, hạn chế việc gió lạnh ảnh hưởng.
- Trước khi đạp: Bạn nên vạch ra một lộ trình đạp xe, nên đi đường nào, dự kiến thời gian về đích, thời gian quay trở về, một số dụng cụ hỗ trợ theo dõi chỉ số kết quả… Ngoài ra bạn cần thực hiện khởi động trước khi đạp xe để làm ấm cơ thể, thời gian khoảng 5 - 7 phút.
- Đảm bảo dinh dưỡng: Song song với việc đạp xe đạp thì bạn cần chú ý đến dinh dưỡng hàng ngày, cần bổ sung đa dạng chất dinh dưỡng từ đạm, tinh bột, chất khoáng, kiềm, chất xơ hay các nhóm vitamin...
- Kiên trì, thực hiện đều đặn: Để có một sức khỏe tốt thì bạn cần chăm chỉ tập luyện đạp xe thường xuyên, nên thực hiện 3 - 5 buổi mỗi tuần. Không phải đạp xe càng nhiều sẽ càng tốt mà quan trọng hơn là bạn cần thực hiện đều đặn, không bỏ dở giữa chừng, không quá giãn cách vài tuần hay vài tháng đạp 1 lần.
- Không đạp xe quá lâu: Thời gian tốt nhất để bạn đạp xe là khoảng 20 - 30 phút, cho đến 45 phút. Nếu bạn là người mới tập thì có thể giảm thời dưới 15 phút mỗi lần tập để tránh quá mệt, đuối sức, chán nản.
Tổng kết
Đạp xe là hoạt động tập thể dục thể thao có lợi cho sức khoẻ vừa thư giãn tâm trí lại có thể rèn luyện thân thể. Qua bài viết trên có thể bạn đã có thêm cho mình nhiều thông tin thú vị và hiểu được vấn đề đạp xe đạp liên quan đến nỗi lo to bắp chân. Thực tế, đạp xe đạp có bị to bắp chân không tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa, và bạn hoàn toàn không cần lo lắng đạp xe bị to chân.
Nếu bạn tuân thủ đúng các nguyên tắc luyện tập cơ bản trên, bạn còn sớm sở hữu phần đùi săn chắc, thon gọn cùng trạng thái sức khỏe, sức đề kháng tốt để sống vui, sống khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Nếu thấy bài viết hữu ích thì đừng quên chia sẻ đến với nhiều người hơn để cùng biết và tập luyện nhé. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo nhiều thông tin hấp dẫn, thú vị khác trên website Oreni - Đơn vị sản xuất và phân phối các sản phẩm rèn luyện chăm sóc sức khoẻ gồm: ghế massage, máy chạy bộ hàng đầu tại Việt Nam.
ORENI - THƯƠNG HIỆU GHẾ MASSAGE VÀ MÁY CHẠY BỘ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
- Website: oreni.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/orenivietnam
- Liên hệ: https://oreni.vn/lien-he-oreni/
- HOTLINE miễn phí: 1800 1238
- Hệ thống showroom: https://oreni.vn/showroom/