Chọn MENU

Metabolic là gì? Ý nghĩa và tầm quan trọng đối với cơ thể

Cơ thể sống được hoạt động là nhờ quá trình trao đổi chất diễn ra mỗi ngày. Vậy metabolic là gì? Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động sống và cơ thể của chúng ta? Cùng Oreni giải đáp các câu hỏi qua bài viết dưới đây nhé!

1. Metabolic là gì?

1.1 Trao đổi chất là gì?

Metabolic hay còn gọi là quá trình trao đổi chất là tập hợp các biến đổi hóa học giúp duy trì sự sống trong các tế bào của sinh vật. Sự trao đổi chất được chia làm 2 loại:

  • Dị hóa: Sự phân hủy các phân tử, chất hữu cơ để thu lại năng lượng.
  • Đồng hóa: Quá trình xây dựng các thành phần của tế bào như protein và axit nucleic. Thông thường dị hóa sẽ giải phóng năng lượng và đồng hóa sẽ hấp thụ năng lượng.

3 mục đích chính của quá trình trao đổi chất là: Chuyển đổi thức ăn, nhiên liệu → thành năng lượng sử dụng cho các tế bào → biến đổi nhiên liệu, thức ăn thành protein, axit nucleic cùng một số carbohydrate và loại bỏ chất thải chuyển hóa.

Trong quá trình trao đổi chất enzym đóng vai trò rất quan trọng bởi sinh vật này cho phép các phân tử đẩy nhanh tốc độ quá trình phản ứng đòi hỏi năng lượng bằng cách kết cặp chúng với các phản ứng tự phát giải phóng năng lượng.

Metabolic và Metabolism đều nói về các phản ứng trao đổi chất trong cơ thể, trong khi Metabolism là “sự trao đổi chất” thì Metabolic nhấn mạnh “tính trao đổi chất” về cơ bản 2 từ ngày có ý nghĩa như nhau.

Metabolic hay còn được gọi là quá trình trao đổi chất

Metabolic hay còn được gọi là quá trình trao đổi chất của cơ thể

>> Xem thêm: Lợi ích dinh dưỡng khi ăn lạc

1.2. Tỉ lệ trao đổi chất là gì?

Tỉ lệ trao đổi chất cơ bản (BMR) là tổng lượng calo cơ bản mà cơ thể bạn nạp vào để duy trì thực hiện các chức năng cơ bản của sự sống. Các chức năng cơ bản này bao gồm tuần hoàn, hô hấp, sản xuất tế bào, xử lý chất dinh dưỡng, tổng hợp protein và vận chuyển ion.

Tỉ lệ trao đổi chất bao gồm:

  • Tỉ lệ trao đổi chất cơ bản (BMR): Là chỉ số đo đo lượng calo cần thiết để thực hiện các chức năng cơ bản của cơ thể như: thở, tuần hoàn, ngủ và nghỉ ngơi và sản xuất tế bào.
  • Tỉ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi (RMR): Là phép đo số lượng calo khi cơ thể bạn đã nghỉ ngơi. Tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi thường được đo vào lúc buổi sáng trước khi bạn ăn hoặc tập thể dục.

2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc trao đổi chất

Tỷ lệ trao đổi chất mà bạn đề cập đến là tỷ lệ mà cơ cơ thể sử dụng để trao đổi năng lượng để hoạt động. Khi nói đến sự trao đổi chất có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc này bao gồm:

2.1. Dinh dưỡng

Dinh dưỡng là chìa khóa của quá trình trao đổi chất, các con đường trao đổi chất dựa vào dinh dưỡng mà chúng phân hủy để tạo ra năng lượng. Năng lượng này được cơ thể yêu cầu để tổng hợp các phân tử như protein mới và axit nucleic (DNA, RNA).

Các chất dinh dưỡng thiết yếu cung cấp calo và các chất hóa học cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được. Trong đó thực phẩm là yếu tố quan trọng xây dựng nên dinh dưỡng, duy trì và sữa chữa các mô cơ thể.

Dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến quá trình trao đổi chất

Dinh dưỡng ảnh hưởng nhiều đến quá trình trao đổi chất

2.2. Kích thước cơ thể

Những người có kích thước cơ thể lớn hơn, bao gồm toàn bộ khối lượng cơ, có khả năng đốt cháy nhiều calo hơn. Cơ bắp cần nhiều năng lượng hơn chất béo, điều này đúng với cả người tập gym và thể hình. Bạn càng nhiều mô cơ thì cơ thể càng nhận nhiều nặng lượng để duy trì. 

2.3. Tuổi tác

Khi bạn già đi đồng thời quá trình trao đổi chất sẽ bị chậm lại. Đó là lí do vì sao người già thường mắc nhiều bệnh và khó hấp thu chất dinh dưỡng khi nạp vào cơ thể. Điều này là do cơ thể bị mất mô cơ, hệ thống nội tiết tố và hệ thống thần kinh. Vì vậy trong quá trình phát triển trẻ em phải trải qua quá trình trao đổi chất vô cùng khắc nghiệt.

Tuổi càng cao thì quá trình trao đổi chất càng chậm lại

Tuổi càng cao thì quá trình trao đổi chất càng chậm lại

2.4. Hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất như tập thể dục thường xuyên làm tăng khối lượng, và tăng sức mạnh cho phần cơ giúp hoạt động trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, lượng calo được tiêu thụ nhiều hơn ngay cả khi nghỉ ngơi.

2.5. Chế độ ăn uống

Thức ăn làm thay đổi quá trình trao đổi chất, thức ăn nhanh sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất. Bạn ăn gì và ăn như thế nào có ảnh hưởng lớn đến chỉ số BMR của bạn.

>> Xem thêm: Bí quyết ăn táo giảm cân đẹp da

2.6. Hormone

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể có thể làm gián đoạn quá trình trao đổi chất, đặc biệt là stress cũng giải phóng ra các hoocmon làm chậm quá trình này. Những người mắc các bệnh về tuyến giáp, tiểu đường cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình trao đổi chất.

Nam giới thường có tốc độ trao đổi chất nhanh hơn nữ giới

Nam giới thường có tốc độ trao đổi chất nhanh hơn nữ giới

2.7. Nhiệt độ môi trường

Những thay đổi đột ngột về môi trường nóng hoặc lạnh sẽ buộc cơ thể phải hoạt động mạnh mẽ hơn để duy trì nhiệt độ bình thường cho cơ thể.

3. Trao đổi chất quyết định đến việc tăng cân hoặc giảm cân như thế nào?

Tỉ lệ trao đổi chất cho biết mức năng lượng tối thiểu dùng để hoạt động một ngày. Trọng lượng cơ thể phụ thuộc vào lượng calo in và calo out. Sự trao đổi chất ở mỗi người là khác nhau, trao đổi chất chậm đồng nghĩa với việc sẽ tích trữ nhiều chất béo hơn trong cơ thể. Đó là lí do nhiều người thường gặp khó khăn trong việc giảm cân ngay cả khi đã cắt giảm lượng calo. Quá trình trao đổi chất nhanh đốt cháy calo với tốc độ nhanh hơn, điều này giải thích tại sao một số người có thể ăn nhiều mà không tăng thêm cân.

Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu việc tăng cường trao đổi chất bằng một số loại thực phẩm như cà phê, ớt và các loại gia vị khác có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất lên một chút nhưng điều đó là không đáng kể. Thay vào đó hãy xây dựng chế độ cốt lõi bằng việc luyện tập tăng cường giảm mỡ đối với người muốn giảm cân.

Đối với người muốn tăng cân, cần tính toán Metabolic hợp lý bằng việc luyện tập kết hợp ăn uống lành mạnh, thiết lập việc tăng cân hiệu quả. Điều này càng trở nên quan trọng hơn đối với những vận động viên hoặc người tập gym. Ở bất kỳ trọng lượng nào, cơ thể bạn có nhiều cơ và càng ít mỡ, thì tỷ lệ trao đổi chất của bạn càng cao. Đó là bởi vì cơ bắp sử dụng nhiều năng lượng hơn chất béo ngay cả khi nghỉ ngơi.

Quá trình trao đổi chất chậm đồng nghĩa với việc dễ tăng cân hơn

Quá trình trao đổi chất chậm đồng nghĩa với việc dễ tăng cân hơn

>> Xem thêm: Cách ăn khoai tốt cho đường ruột

4. Hướng dẫn cách tăng lượng trao đổi chất trong cơ thể

Nếu bạn đang muốn cải thiện bản thân thì việc luyện tập thôi vẫn là chưa đủ. Bỏ túi ngay 6 bí quyết tăng Metabolic hiệu quả cho cơ thể dưới đây:

4.1. Ăn uống đều đặn và đúng bữa

Thời gian ăn lý tưởng sau mỗi giấc ngủ của bạn là khoảng 3 - 4 tiếng. Thiết lập sự cân bằng bằng cách phân chia thời gian và chế độ ăn hợp lý. Cơ thể dựa vào sự cân bằng và đều đặn. Ăn vào những thời điểm nhất quán có thể giúp duy trì sự cân bằng trao đổi chất. Ngược lại, nếu một người ăn nhiều, sau đó trong thời gian dài không ăn, cơ thể có thể đốt cháy calo chậm hơn và tích trữ nhiều tế bào mỡ hơn.

Ăn uống đều đặn và đúng bữa khiến cơ thể trao đổi chất dễ hơn

Ăn uống đều đặn và đúng bữa khiến cơ thể trao đổi chất dễ hơn

4.2. Ăn đủ calo

Nhiều người vẫn thường lầm tưởng rằng nhịn ăn sẽ giúp giảm mỡi thừa và giảm cân. Tuy nhiên điều này có thể tác động tiêu cực đến việc trao đổi chất, ăn quá ít hoặc nhịn ăn sẽ khiến quá trình trao đổi chất chậm lại để cơ thể bảo tồn năng lượng từ đó dễ sinh ra lượng mỡ thừa.

4.3. Uống trà xanh

Một vài nghiên cứu cho thấy trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa dễ dàng thúc đẩy việc chuyển hóa chất béo. Trà xanh được khuyến nghị sử dụng thay nước ngọt hoặc nước trái cây có đường thay cho nước uống hằng ngày. Mặc dù lợi ích trao đổi chất là không nhất định, nhưng 1 - 2 cốc mỗi ngày có thể là một bổ sung lành mạnh cho một chế độ ăn uống cân bằng.

4.4. Tăng cường chuyển động hằng ngày

Chìa khóa của hệ thống trao đổi chất không chỉ đơn thuần là chế độ dinh dưỡng. Đầu tiên hãy thêm chế độ luyện tập vào danh sách hằng ngày của bạn. Hãy bắt đầu từ những bài tập đơn giản nhất như đi bộ thay cho đi thang máy, tập các bài thêt dục nhẹ nhàng.

Sau đó khi cơ thể đã quen với lối sống năng động hơn. Đó là lúc bạn nên bổ sung các bài tập giúp tăng cường trao đổi chất bao gồm: HITT, Tabata, Cadrio vào mỗi tuần.

Tăng cường chuyển động giúp trao đổi chất tốt hơn

Tăng cường chuyển động giúp trao đổi chất tốt hơn

4.5. Ăn thức ăn cay

Ớt có chứa một lượng nhỏ capsaicin, một chất có thể thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể. Một nghiên cứu về capsaicin đã chỉ ra rằng: Ở liều lượng chất nhận được, ăn ớt sẽ đốt cháy thêm khoảng 10 calo sau mỗi bữa ăn. Tuy điều này là không đáng kể nhưng nó có thể dẫn đến nhiều lợi thế khi kết hợp với các chiến lược trao đổi chất khác.

4.6. Ngủ ngon và đủ giấc

Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì. Điều này được gây ra bởi những tác động tiêu cực của việc thiếu ngủ đối với trao đổi chất. Thiếu ngủ có liên quan đến việc tăng lượng đường trong máu và kháng usullin cả 2 đều có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.

Nó cũng được chứng minh là làm tăng cường hormone đói ghrelin và làm giảm hormone no leptin, điều này giải thích vì sao nhiều người mất ngủ thường có cảm giác đói và ăn nhiều hơn.

Kết luận

Qua bài viết trên Oreni mong rằng bạn đã phần nào hiểu hơn về Metabolic là gì? - Trao đổi chất và chế độ ăn uống và sinh hoạt giúp trao đổi chất tốt hơn.

Thực hiện những thay đổi nhỏ trong lối sống kết hợp với những lời khuyên vào thói quen của bạn. Trao đổi chất cao hơn sẽ giúp bạn giảm cân và duy trì trạng thái sức khỏe lành mạnh đồng thời cũng cấp nhiều năng lượng hơn mỗi ngày.

ORENI - THƯƠNG HIỆU GHẾ MASSAGE VÀ MÁY CHẠY BỘ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

https://oreni.vn

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)

Oreni là thương hiệu ghế massage, máy chạy bộ số 1 tại Việt Nam. Sản phẩm của Oreni được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản và đạt tiêu chuẩn Quốc tế

Bình luận

Đăng bình luận(*) là thông tin bắt buộc

Hệ thống Showroom Oreni toàn quốc

Oreni đã có mặt tại các Showroom trên toàn quốc

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để Được tư vấn và có mức giá hấp dẫn nhất
HOTLINE1800 1238 - 0846991199
Đăng kýTư vấn