Chọn MENU

Vinyasa Yoga là gì? Nguồn gốc và lợi ích của Vinyasa Yoga

Trong số nhiều loại Yoga được hình thành trên thế giới, biến thể Vinyasa Yoga là một trong số những loại phổ biến nhất. Nếu bạn đang mong muốn tìm hiểu và thay đổi phương pháp tập luyện Yoga mới hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Tìm hiểu về bộ môn Vinyasa Yoga

Vinyasa là một phong cách yoga đặc trưng bởi một chuỗi các tư thế đan xen nhau để bạn di chuyển từ tư thế này sang tư thế khác một cách liền mạch kết hợp với sử dụng hơi thở. Hay nó còn được gọi là "Yoga dòng chảy" bởi sự kết hợp tinh tế giữa nhịp thở và các hành động với nhau.

1.1 Vinyasa Yoga là gì? Nguồn gốc của bộ môn này

Vinyasa Yoga được lên ý tưởng bởi Sri Krishnamacharya người có ảnh hưởng lớn nhất đối với yoga nói chung đến thời điểm hiện nay. Ý tưởng của ông sau mỗi việc này là tăng cường sự tập chung và ý thức cơ thể sau mỗi lần luyện tập. Thay vì tập chung vào tư thế và sau đó là hơi thở. Trong Vinyasa mục đích là giữ cho nhịp thở sâu và ý thức cơ thể nhất quán trong tất cả chuyển động khi luyện tập.

Vinyasa là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai trường phái yoga là power yoga và kundalini. Trong tiếng Phạn "Vinyasa" có nghĩa là "biến thể", Nyasa có nghĩa là "thông số" điều này có nghĩa là mang ý thức đến từng chuyển động trong từng khoảnh khắc. Vinyasa có thể được định nghĩa là những chuyển động bên ngoài biểu hiện bằng suy nghĩ và hành động.

Vinyasa Yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ

Vinyasa Yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ

1.2. Đặc điểm và mục đích của Vinyasa Yoga

Không giống như nhiều phong cách yoga khác Vinayasa không có một hệ thống chuyển động cố định, mỗi chuyện động được đồng bộ với một hơi thở. Hơi thở được cho là ưu tiên, hoạt động như một mỏ neo khi bạn chuyển từ tư thế này sang tư thế tiếp theo. Vì vậy những đặc điểm dưới đây sẽ giúp bạn xác định rõ hơn phong cách yoga này:

  • Chuyển động luôn đồng bộ với hơi thở: điều này được hiểu như kết nối từ tư thế này sang tư thế khác bằng cách sử dụng hơi thở, đó là lí do nó được gọi là “yoga dòng chảy”.
  • Hít vào tương đương với chuyển động lên đồng thời thở ra tương đương với chuyển động xuống. Ngoài ra nó còn được gọi là phương pháp đồng bộ hóa hơi thở.
  • Các tư thế và trình tự được lặp lại nhiều lần
  • Các bài tập thường cung cấp phản ứng nhẹ đối với tim mạch.

Mục đích của vinyasa yoga là sử dụng hơi thở để điều chỉnh cơ thể và tâm trí. Bạn sẽ phát triển mối liên hệ giữa tâm trí và cơ thể mạnh mẽ hơn và phát triển sức mạnh và sự linh hoạt cùng lúc. Đây cũng là điều thú vị và là một cách tuyệt vời để xây dựng cộng đồng đối với những người có đam mê với bộ môn này giống bạn.

Vinyasa Yoga sử dụng hơi thở kết hợp với các động tác

Vinyasa Yoga sử dụng hơi thở kết hợp với các động tác

>> Xem thêm: Yoga Therapy là gì? Lợi ích khi tập Yoga Therapy

1.3. Sự khác biệt giữa Vinyasa Yoga và Hatha yoga

2 biến thiể Vinyasa và Hatha Yoga được coi là phổ biến nhất. Mặc dù có nhiều tư thế giống nhau nhưng Hatha và Vinyasa có một số tiêu điểm và nhịp độ riêng biệt.

Đối với Hatha Yoga bạn di chuyển cơ thể một cách chậm rãi và có chủ đích vào các tư thế khác nhau để thử thách sức mạnh và sự linh hoạt của bạn, đồng thời tập trung vào thư giãn và chánh niệm. Hatha yoga đặc biệt chú trọng đến hơi thở và tư thế có kiểm soát. Xây dựng sức mạnh cốt lõi, là chìa khóa để có tư thế tốt, là một khía cạnh quan trọng khác của loại hình yoga này.

Vinyasa Yoga chuyển động được phối hợp với hơi thở để chuyển từ tư thế này sang tư thế khác. Có xu hướng được thiết lập với tốc độ nhanh hơn. Trong thực hành vinyasa, các dòng chuyển động được thực hiện liên tục.

2. Những lợi ích của Vinyasa Yoga mang lại cho bạn

Vinyasa Yoga cải thiện mức năng lượng trong cơ thể thúc đẩy thư giãn, giảm mức độ căng thẳng, ngoài ra nó cũng cung cấp một số lợi ích khác như:

  • Rèn luyện sức bền và sức mạnh: Các tư thế trong bài tập được thực hiện liên tục, nhanh chóng, giúp xây dựng cơ bắp đồng thời cải thiện thể lực của cơ thể.
  • Mang lại tính ổn định và cân bằng: Sự cân bằng là mục đích của Yoga, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đối với người có thị lực kém, một khóa học Yoga giúp họ cải thiện đáng kể cảm giác cân bằng, và giảm nguy cơ té ngã.
  • Tập luyện cho tim mạch: theo những nghiên cứu trên tạp chí Yoga & Vật lý trị liệu các chuyển động nhịp độ nhanh và các thử thách nhịp độ trong Vinyasa giúp nó trở thành một bài tập tim mạch nhẹ nhàng lý tưởng.
  • Giảm căng thẳng, lo âu: Sự kết hợp với chuyển động và nhịp thở giúp cơ thể tiết ra hoocmon cortisol giúp chống lại stress hiệu quả, ngoài ra nó còn giúp bạn cai được thuốc lá và chất kích thích.
  • Cải thiện giấc ngủ: Tinh thần của bạn sẻ trở nên tốt hơn nhờ phương pháp luyện tập này.

Những lợi ích tuyệt vời mà Vinyasa Yoga mang lại

Những lợi ích tuyệt vời mà Vinyasa Yoga mang lại

3. Các chuỗi Vinyasa cơ bản cho người mới bắt đầu

Trong Vinyasa được chia làm các cấp độ khác nhau tùy theo sở thích và nhu cầu luyện tập của bạn. Tuy nhiên hầu hết các động tác đều bao gồm nhữg chuyển động nhịp nhàng từ tư thế này sang tư thế khác kết hợp với nhịp thở của.

Bạn có thể thực hiện Vinyasa Yoga dành cho người mới mắt đầu qua những động tác dưới đây:

3.1. Vinyasa flow

Chuỗi các động tác Vinyasa Flow là một phong cách tập chung vào sự chuyển đổi và chuyển động, ít có các động tác đứng yên, phương pháp này không có quy tắc cụ thể điều này phụ thuộc vào huấn luyện viên của bạn sẽ đưa ra những quy trình rõ ràng, logic cho các bài tập. Về cơ bản Vinyasa sẽ bao gồm các chuỗi động tác cơ bản sau.

3.1.1. Plank Pose – Kumbhakasana (Tư thế tấm ván)

Tư thế tấm ván rất phù hợp cho người mới bắt đầu, nó có thể được coi là bước khởi đầu hoàn hảo giúp bạn cân bằng và tăng sức mạnh cho vùng tay, lưng để thực hiện các động tác sâu hơn.

❖ Cách thực hiện:

  • Bắt đầu bằng tư thế Plank, hít vào thật sâu sao cho 2 tay thẳng, vai vuông góc với sàn, mắt hướng xuống sàn.
  • Dùng lực đẩy 2 bàn chân lên khỏi sàn, thả lỏng cổ, mắt hướng xuống sàn.
  • Thực hiện từ 30 giây đến 1 phút.

Tư thế tấm ván được sử dụng thay cho chống đẩy

Tư thế tấm ván được sử dụng thay cho chống đẩy

Lưu ý:

  • Phụ nữ có thai không nên thực hiện tư thế này.
  • Nếu bạn đang gặp các vấn đề về cổ tay, lưng lưu ý không nên thực hiện.

3.1.2. Knees-Chest-Chin Pose – Ashtanga Namaskara (Tư thế gối cằm ngực)

Tư thế gối cằm ngực là tư thế cơ bản trong các lớp yoga tư thế nà có thể sử dụng thay cho tư thế chổng đẩy và là nền tảng cho cánh tay khi thực hiện tư thế con cá sấu sau này.

  • Để tập tư thế này, bạn thở ra khi hạ thấp đầu gối xuống sàn, giữ khuỷu tay hướng lên, nâng mông lên khỏi sàn, phần ngực và cằm chạm xuống sàn.

Tư thế gối cằm ngực khiến các cơ trên toàn bộ cơ thể được vận động

Tư thế gối cằm ngực khiến các cơ trên toàn bộ cơ thể được vận động

3.1.3. Bhujangasana (Cobra pose): Tư thế rắn hổ mang

❖ Cách thực hiện:

  • Nằm úp người xuống dưới mặt sàn, nâng ⅓ cơ thể lên mặt đất.
  • Hít vào, 2 tay chống trên mặt sàn ngực hướng về phía trước, có nâng cơ thể lên bằng sức mạnh của lưng.

Rắn hổ mang là một trong những động tác cơ bản trong Yoga

Rắn hổ mang là một trong những động tác cơ bản trong Yoga

3.1.4. Adho Mukha Svanasana (Tư thế chó cúi mặt)

Tư thế chó ngửa mặt có tác dụng kéo giãn cơ ngực, cơ ngực, đồng thời gúp tăng sức mạnh cho vùng vai, cổ, lưng.

❖ Cách thực hiện:

  • Đặt 2 bàn tay và chân chạm sàn, vào tư thế chữ V ngược, hông và mông hướng lên trên.
  • Hai tay dang rộng bằng vai, chân rang rộng bằng hông.
  • Duỗi dài cột sống, giữ ngực mở rộng hóp bụng đẩy mông và ngực lên cao.

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về lưng hãy thử ngay động tác này

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về lưng hãy thử ngay động tác này

>> Xem thêm: 10 bài tập yoga vòng ngực cực hiệu quả cho phái đẹp

3.2. Surya Namaskar – chuỗi động tác chào mặt trời

Trong tiếng Phạn Namasker có nghĩa là "cúi chào"hoặc "tôn thờ" chữ Surya có nghĩa là"thần mặt trời". Surya Namaskar là chuỗi gồm nhiều động tác giúp tăng cường sức mạnh cho vùng lưng, hông, cải thiện cơ bắp và giảm lượng đường trong máu. Nó cũng cải thiện sự trao đổi chất và lưu thông máu giúp cải thiện làn da, đảm bảo chu kì kinh nguyệt đều đặn.

Surya Namaskar được thực hiện tốt nhất vào sáng sớm khi bụng đói và khi ánh bình minh đang dần lên. Mỗi chuỗi gồm 2 hiệp và mỗi hiệp gồm các tư thế nối tiếp. Bên cạnh đó Surya Namaskar còn mang đến cơ hội bày tỏ lòng biết ơn đối với mặt trời vì đã duy trì sự sống trên hành tinh này.

❖ Bài tập được thực hiện theo chuỗi các động tác như sau:

  • Bước 1: Pranamasana (Tư thế cầu nguyện)

Đứng ở mép thảm, giữ hai bàn chân lại với nhau và cân bằng trọng lượng của cả hai bàn chân. Mở rộng ngực và thư giãn vai. Khi bạn hít vào, nâng cả hai cánh tay lên từ hai bên và khi bạn thở ra, đưa hai lòng bàn tay vào nhau trước ngực ở tư thế cầu nguyện.

Mở đầu chuỗi bài tập chào mặt trời bằng động tác cầu nguyện

Mở đầu chuỗi bài tập chào mặt trời bằng động tác cầu nguyện

  • Bước 2: Hastauttanasana (Tư thế giang tay)

Hít vào nâng cánh tay lên từ từ cho ra sau, giữ bắp tay ở gần mang tai. Ở tư thế này, bạn cần cố gắng kéo căng toàn bộ cơ thể từ gót chân đến đầu các ngón tay.

Chú ý: Bạn có thể đẩy xương chậu về phía trước một chút. Đảm bảo bạn đang vươn các ngón tay lên thay vì cố gắng cúi người về phía sau.

Hastauttanasana (Tư thế giang tay)

Hastauttanasana (Tư thế giang tay)

  • Bước 3: Hastapadasana (Đứng gập người về phía trước)

Thở ra, uốn cong về phía trước từ thắt lưng giữ cho cột sống được dựng thẳng. Khi bạn thở ra hoàn toàn, đưa hai tay xuống sàn bên cạnh bàn chân.

Hastapadasana giúp cơ lưng của bạn được kéo giãn

Hastapadasana giúp cơ lưng của bạn được kéo giãn

  • Bước 4: Ashwa Sanchalanasana (Tư thế cưỡi ngựa)

Hít vào đẩy chân ra sau, cố gắng kéo chân ra sau kéo cho chân kéo căng được nhiều nhất có thể. Đưa đầu gối phải lên sàn và mặt ngửa lên trên.

Mẹo: Làm thế nào để tập yoga này kéo dài sâu hơn? Bạn luôn đảm bảo rằng bàn chân trái nằm chính xác giữa lòng bàn tay.

Tư thế cưỡi ngựa

Tư thế cưỡi ngựa

  • Bước 5: Dandasana (Tư thế plank)

Khi hít vào thu chân trái về phía sau, đưa toàn thân thành một đường thẳng. Giữ tư thế trong khoảng 15 giây, cố gắng giữ tay vuông góc với sàn.

Tiếp tục với tư thế plank

Tiếp tục với tư thế plank

  • Bước 6: Bhujangasana (Tư thế rắn hổ mang)

Trượt về phía trước nâng ngực và cổ lên trên theo tư thế rắn hổ mang, duỗi thẳng chân, giữ khủyu tay cong lên so với sàn nhà. Mắt nhìn lên trần nhà.

Quay trở lại với tư thế Plank

Quay trở lại với tư thế Rắn hổ mang

  • Bước 7: Adho Mukha Svanasana (Tư thế chó quay mặt xuống)

Từ từ thở ra và nâng hông, xương cụt lên khỏi sàn nhà theo hình chữ V ngược. Cố gắng giữ gót chân chạm sàn nhà, chân thẳng, kéo giãn căng cơ thể

Tư thế chó quay mặt xuống thực hiện theo hình chữ V

Tư thế chó quay mặt xuống thực hiện theo hình chữ V

  • Bước 8.Urdhva Hastasana (Tư thế giơ tay lên)

Hít vào cuộn cột sống lên nâng 2 tay lên và uốn cong người về phía sau một chút, đẩy nhẹ nhàng hông ra ngoài. Đảm bảo bắp tay của bạn luôn đặt cạnh mang tai. Cố gắng kéo giãn tay ra phía sau.

Tư thế giơ tay lên để chuẩn bị kết thúc chuỗi các động tác

Tư thế giơ tay lên để chuẩn bị kết thúc chuỗi các động tác

  • Bước 9: Tadasana (Tư thế núi)

Khi bạn thở ra, chú ý đứng thẳng người, sau đó hạ cánh tay xuống. Đây là động tác cuối cùng trong chuỗi bài tập chào mặt trời. Chú ý thư giãn ở vị trí này và quan sát các cảm nhận của cơ thể.

Kết thúc chuỗi động tác chào mặt trời bằng tư thế núi

Kết thúc chuỗi động tác chào mặt trời bằng tư thế núi

4. Vinyasa Yoga có phù hợp với bạn?

Đối với các bài tập Yoga điều đầu tiên mọi người thường nghĩ tới là sự nhẹ nhàng uyển chuyển trong từng bài tập. Tuy nhiên nếu bạn thích một bài tập yoga chậm rãi hơn thì Vinyasa yoga không dành cho bạn. Đây được coi là những bài tập có nhịp độ khá nhanh, liên tục và chắc chắn hệ thống tim mạch của bạn sẽ được cải thiện khi thực hiện.

Ngoài ra nếu bạn chưa quen với nhịp thở chuyển động và cách kiểm soát hơi thở thì Vinyasa Yoga sẽ hơi khó khăn với bạn. Vinyasa yoga có thể cực kỳ khó hoặc thử thách vừa phải đối với người mới bắt đầu. Dù thế nào thì đây cũng không phải là hình thức yoga dễ thực hiện nhất. Hầu như các bài tập luôn tập trung vào sức mạnh tổng thể, sự linh hoạt, tim mạch và đồng bộ hóa hơi thở với dòng chuyển động.

Vinyasa Yoga có thể áp dụng cho tất cả mọi người, bạn đừng lo lắng khi chưa biết gì về bộ môn này. Điểm chú ý là Vinyasa Yoga được thiết kế từ cơ bản đến nâng cao vì vậy hãy bắt đầu bằng việc luyện tập với các động tác đơn giản nhất.

Kết luận

Vinyasa Yoga được sử dụng như một bài tập thể dục và được đông đảo những người yêu thích yoga trên thế giới tập luyện hằng ngày. Bộ môn này không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe, điều hòa tim mạch, giúp chống lại các bệnh xương khớp và là một cách để bạn giảm cân hiệu quả. Giúp tâm trí của bạn luôn được thư giãn và tâm trạng hạnh phúc hơn.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về Vinyasa Yoga, nếu bạn yêu thích bộ môn này hãy thử tập ngay hôm nay nhé. Ngoài ra nếu bạn đang muốn tìm một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe gia đình tiện lợi, dễ sử dụng có thể tham khảo qua một số dòng sản phẩm của Oreni như máy chạy bộ, ghế massage toàn thân. Oreni cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng, chính hãng đến từ thương hiệu Nhật Bản, hân hạnh được phục vụ gia đình bạn.

ORENI - THƯƠNG HIỆU GHẾ MASSAGE VÀ MÁY CHẠY BỘ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

https://oreni.vn

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)

Oreni là thương hiệu ghế massage, máy chạy bộ số 1 tại Việt Nam. Sản phẩm của Oreni được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản và đạt tiêu chuẩn Quốc tế

Bình luận

Đăng bình luận(*) là thông tin bắt buộc

Hệ thống Showroom Oreni toàn quốc

Oreni đã có mặt tại các Showroom trên toàn quốc

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để Được tư vấn và có mức giá hấp dẫn nhất
HOTLINE1800 1238 - 0846991199
Đăng kýTư vấn