Các bài tập thể dục cho người bị tai biến có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe của mình và tái phục hồi chức năng một cách an toàn và hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi khám phá những bài tập có lợi cho người bị tai biến và bắt đầu hành trình khôi phục ngay nhé!
Khả năng phục hồi chức năng sau tai biến
Trước khi chúng ta tìm hiểu về bài tập thể dục cho người bị tai biến thì bạn cần biết bệnh đột quỵ là gì?
Bệnh đột quỵ là một trong những bệnh nguy hiểm, vì nó thường để lại hậu quả nặng nề và các biến chứng nguy hiểm. Nhiều người thường đặt ra câu hỏi như sau tai biến có thể phục hồi chức năng không? Việc phục hồi chức năng sau tai biến tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe ban đầu, mức độ tổn thương, thời gian bắt đầu phục hồi, yếu tố tâm lý,...
Với những trường hợp mức độ tai biến nhẹ như chỉ bị yếu liệt một nửa cơ thể thì khả năng phục hồi cao hơn. Các bài tập cho người bị tai biến nhẹ kết hợp chế độ ăn uống khoa học thì khả năng phục hồi lên tới 90-95%.
Trường hợp bệnh nặng, tuổi cao khả năng sống sót sau tai biến rất thấp, nếu sống sót thì khả năng phục hồi sau tai biến rất thấp.
Các bài tập thể dục cho người bị tai biến
Dưới đây là 5 bài tập thể dục cho người bị tai biến được ghế massage toàn thân Oreni tổng hợp được một cách chi tiết nhất, bạn có thể tham khảo giúp cho bệnh nhân phục hồi chức năng, tăng cường sức khỏe một cách nhanh chóng và hiệu quả
Tập phục hồi các cơ bên liệt
Luyện tập với các cơ bên liệt là bài tập cho người tai biến mà bạn có thể áp dụng. Thông thường với bài tập này bạn cần dụng cụ tập cho người tai biến hoặc bạn có thể tập theo cách sau nếu chưa có dụng cụ tập:
- Tập tay: Đơn giản nhất là bạn tập duỗi hoặc gấp đi gấp lại với cánh tay bị liệt, bật công tắc điện, mở nắp đóng hộp, kéo ngăn tủ,....
- Tập chân: Bắt chéo chân bên lành sang bên bị liệt và giữ nguyên tư thế trong 5-10 phút hoặc đến khi bộ phận chân liệt không còn bị run, giật thì dừng lại.
- Tập cổ: Đỡ bệnh nhân ngồi dậy từ từ và tập ngoái cổ sang 2 bên vai, sau cổ hoặc cúi đầu, ngẩng lên,...
Bài tập đứng thẳng, giữ thăng bằng
Những người sau tai biến máu não, khả năng giữ thăng bằng sẽ mất đi, ảnh hưởng đến vận động của họ. Việc đứng thẳng và giữ thăng bằng là bài tập thể dục cho người bị tai biến có thể phục hồi chức năng và cải thiện các di chứng do tai biến hiệu quả.
- Động tác đứng giữ thăng bằng: Nếu bệnh nhân còn yếu, bạn dìu bệnh nhân dậy, đứng thẳng, cân xứng, trọng lượng cơ thể chia đều 2 bên và giữ thăng bằng.
- Động tác đứng thẳng thăng bằng và dồn trọng lượng cơ thể sang 1 bên. Người thân đứng cạnh dìu đỡ người bệnh, mắt nhìn phía trước. Hướng dẫn người bệnh dồn trọng lượng cơ thể về một bên chân. Từ từ đưa chân sang ngang, nâng dần chân lên cao. Cố gắng giữ tư thế này trong khoảng 5-10 giây (tùy vào tình hình sức khỏe). Sau đó từ từ hạ chân xuống và lặp lại động tác vài lần và thực hiện tương tự với chân còn lại.
- Động tác đứng thẳng, giữ thăng bằng, nâng cao đầu gối: Khi người bệnh đã thành thạo hai động tác trên, bạn tiếp tục hướng dẫn người bệnh thực hiện động tác này. Động tác này, người bệnh thực hiện dồn trọng lượng cơ thể lên một chân. Từ từ co gối và nhấc chân lên. Cố gắng giữ tư thế trong khoảng 5-10 giây, sau đó từ từ hạ chân xuống, lặp lại tương tự động tác trên với chân còn lại.
- Động tác giữ thăng bằng, đưa chân ra sau: Hướng dẫn người bệnh trở lại vị trí ban đầu, đứng thẳng, thăng bằng cơ thể, một tay đặt lên mặt phẳng hỗ trợ. Dồn trọng lượng cơ thể lên một chân. Đưa chân còn lại ra phía sau càng xa càng tốt. Bạn có thể duy trì động tác này trong khoảng 10 giây và thu chân về từ từ. Sau đó đổi chân và lặp lại động tác.
Với những động tác giữ thăng bằng giúp bạn tăng cường sức mạnh ở cơ hông, cải thiện sự cân bằng ở phần chân, từ đó người bệnh nhanh chóng phục hồi.
Bài tập bắc cầu
Với những bài tập cho người bị tai biến thì bài tập bắc cầu cũng đem lại cho bạn hiệu quả trong việc phục hồi, giúp tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ.
- Động tác bắc cầu cơ bản: Với động tác này bạn thực hiện ở tư thế nằm ngửa. Đặt một chiếc gối hoặc tấm khăn cuộn dưới khớp gối người bệnh. Yêu cầu người bệnh ấn mặt sau của đầu gối vào gối hoặc khăn để nhấc gót chân khỏi sàn.
- Động tác cầu nối trung gian: Cho người bệnh dựa dựa vào bức tường, chân cách tường 20-30 cm. Dựa lưng, vai vào tường, từ từ đẩy đầu gối về phía trước, hạ thấp thân trên và giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây. Sau đó, từ từ đẩy thân trở về vị trí ban đầu, sao cho lưng và vai vẫn chạm vào tường.
- Tập luyện trượt với bóng Pilates: Động tác này thực hiện tương tự như động tác cầu nối trung gian. Nhưng thay vì bạn đặt lưng trực tiếp vào tường, bạn đặt lưng trên quả bóng Pilates giữ người bệnh và tường. Hướng dẫn người bệnh đẩy đầu gối từ từ ra phía trước, sau đó từ từ hạ thấp phần thân trên trong khi vẫn dùng lưng giữ bóng. Cố gắng giữ tư thế khoảng 10 giây. Sau đó từ từ đẩy thân lên trên về vị trí ban đầu khi lưng vẫn giữ bóng.
Tập đi bộ
Tập đi bộ là bài tập cho người bị tai biến nhẹ hiệu quả. Cách phục hồi nhanh cho người bị tai biến nhanh chóng và hiệu quả nhất chính là tự đứng dậy và bước đi. Khi bạn đã đứng vững, bạn nên đi bộ tập luyện tối thiểu mỗi ngày 15 phút. Trong thời gian đầu, bạn cần phải có người hỗ trợ luyện tập.
Nếu bạn thường xuyên, chăm chỉ tập luyện thì sức khỏe sẽ ngày càng được cải thiện, dần dần bạn có thể tự đi được.
Tập yoga
Trong các bài tập thể dục cho người bị tai biến nhẹ thì yoga cũng được xem là phương pháp trị liệu hỗ trợ hữu ích cho người bệnh. Một số bài tập yoga giúp cho người bệnh cải thiện chức năng vận động, đặc biệt là khả năng thăng bằng. Giúp tăng cường lưu thông máu, hồi phục tổn thương các dây thần kinh bị liệt. Các động tác giúp người bệnh linh hoạt hơn, cải thiện hơi thở và tinh thần người bệnh, chống trầm cảm.
Một số bài tập yoga có thể hỗ trợ quá trình phục hồi sau tai biến như: tư thế nằm, yoga ngồi và thở, tập kéo giãn cổ tay và cổ chân.
Những lưu ý khi thực hiện bài tập thể dục cho người bị tai biến
Khi tập các bài tập thể dục cho người bị tai biến bạn cần lưu ý một số điều quan trọng sau để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người bệnh.
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tập bất cứ bài tập thể dục nào. Họ đánh giá tình trạng sức khỏe của bạn và đưa ra các đề xuất hoặc giới hạn cụ thể về việc tập thể dục.
- Khi mới tập, bắt đầu bằng các bài tập nhẹ nhàng để tránh tác động mạnh lên các cơ và các khớp.
- Thực hiện các bài tập đúng kỹ năng. Khi chưa có kỹ năng, kiến thức bạn không nên để người bệnh tập luyện. Bạn cần tìm hiểu hướng dẫn từ các chuyên gia.
- Luôn lắng nghe cơ thể. Nếu bạn thấy thân hoặc bản thân mệt mỏi, cần dừng ngay việc luyện tập và nằm nghỉ ngơi.
- Tập luyện đều đặn và kiên trì để cảm nhận sự cải thiện về sức khỏe.
- Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ nào trong quá trình luyện tập bạn cần tìm sự tư vấn từ các chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tập thể dục cho người bị tai biến.
Làm gì để phòng tránh tai biến
Để ngăn ngừa đột quỵ, tai biến mạch máu não, trước hết bạn cần có thói quen sống lành mạnh, khoa học. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng. Hạn chế ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ gây tắc mạch máu.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao: Cà chua, cá hồi, nho, cam, bông cải xanh,.... có tác dụng ngăn ngừa lão hóa, tăng hệ miễn dịch.
- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều omega 3 như cá thu, cá hồi, cá ngừ,... giúp đào thải gốc tự do, ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch.
- Hình thành thói quen luyện tập thể dục đều đặn, luyện tập các bài tập nhẹ nhàng, vừa với sức khỏe.
- Hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm và kiểm soát bệnh được tốt.
Lời kết
Luyện tập các bài tập thể dục cho người bị tai biến giúp cơ thể nhanh phục hồi,cải thiện tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên trước khi luyện tập bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và tìm hiểu kỹ các kỹ năng, động tác trước khi hướng dẫn người tập. Chúc các bạn sớm hồi phục sức khỏe.