Trước diễn biến tình hình dịch bệnh Covid đang diễn ra phức tạp trên toàn cầu việc nâng cao sức khỏe bản thân là yếu tố quan trọng nhất. Ngoài chế độ ăn uống phù hợp, cần kết hợp thêm chế độ luyện tập để giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh hơn.
Vậy bài tập thể dục tăng sức đề kháng được thực hiện như thế nào? Bỏ túi ngay các phương pháp luyện tập hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé.
1. Hệ miễn dịch và sức đề kháng hoạt động như thế nào?
Khả năng phòng vệ tối ưu của cơ thể trước các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virut kí sinh trùng được gọi là sức đề kháng. Khi sức khỏe bị suy yếu, hệ thống miễn dịch suy giảm sẽ khiến cho cơ thể không thể chống lại các tác nhân gây hại.
Hệ thống miễn dịch được ví như tấm giáp đắc lực bao gồm một mạng lưới các tế bào, mô, cơ quan kết hợp với nhau để chống lại sự xâm nhập bất thường từ bên ngoài vào trong cơ thể con người. Có 2 thành phần chính của hệ thống miễn dịch bao gồm:
- Hệ thống miễn dịch tự nhiên.
- Hệ thống miễn dịch thích ứng, được tạo ra khi cơ thể đã tiếp xúc với vi khuẩn vi rút, hoặc hợp chất do vi khuẩn tiết ra.
Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh bảo vệ chúng ta bằng cách tạo ra một hàng rào chắn nhằm ngăn chặn vi khuẩn hoặc virut tấn công cơ thể. Hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các tế bào bạch cầu, protein tấn công và phá hủy các chất lạ và cố gắng tìm kháng nguyên để loại bỏ nó trước khi nó có thể sinh sản.
Cơ thể khỏe mạnh đồng thời với sức đề kháng tốt
2. 6 bài tập thể dục tăng sức đề kháng nâng cao sức khỏe
Chúng ta đều biết rằng tăng hệ thống miễn dịch tốt đồng thời cơ thể sẽ tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Hoạt động thể lực được chứng minh làm tăng cường và đáp ứng hệ miễn dịch cơ thể thông qua tăng nồng độ các glucobin miễn dịch như: IgA, IgG, IgD.
Tập thể dục đều đặn với những động tác dưới đây khoảng 30 phút mỗi ngày sẽ làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể trông thấy.
2.1. Phương pháp thiền chú tâm vào hơi thở
Phương pháp thiền có điểm tương đồng với yoga, điểm mấu chốt của phương pháp này là tập trung vào hơi thở, suy nghĩ và tâm trí. Nó cũng cho phép cơ thể bạn được hít vào một lượng không khí đáng kể. Khi cơ thể căng thẳng mệt mỏi đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch suy giảm, thực hành thiền định hằng ngày có thể đem lại những lợi ích đáng kể cho sức khỏe và thể chất.
Phương pháp thiền chú tâm được áp dụng nhiều nơi trên thế giới ngay cả đối với các bệnh nhân ung thư, và nhiều bệnh lý khác.
❖ Chuẩn bị tư thế tập thở:
- Ngồi hoặc nằm một cách thoải mái, bạn có thể sử dụng ghế hoặc đệm.
- Để ý đến cơ thể của bạn cảm nhận hơi thở và để tâm trí đi lang thang.
- Nhắm mắt lại cố gắng kiểm soát hơi thở theo nhịp.
- Tập trung sự chú ý của bạn vào hơi thở và cách cơ thể di chuyển với mỗi lần hít vào và thở ra.
Khi thực hành thiền chú tâm hơi thở bạn hình dung tất cả những năng lượng tốt đẹp đi vào cơ thể như một luồng ánh sáng tinh khiết. Khi thở ra cũng giống như những căng thẳng, mệt mỏi lo toan bệnh tật sẽ trôi theo làn khói đen.
Bài tập thiền chú tâm vào hơi thở
>> Xem thêm: 10 bài tập thể dục giúp lưu thông máu não hiệu quả
2.2. Bài tập cardio tăng cường nhịp tim
Cardio hay còn gọi là bài tập tim mạch mang lại hiệu quả tốt cho tim mạch, giảm đột quỵ, thừa cân, thậm chí gia tăng sức bền và khả năng chống chọi với bệnh tật của cơ thể. Cardio bao gồm một chuỗi gồm nhiều bài tập khác nhau như chạy bộ, đạp xe, nhảy dây, hoặc 1 chuỗi các động tác như plank, gập bụng, chống đẩy…
❖ Những lợi ích khác mà cadrio có thể mang lại cho bạn như:
- Thúc đẩy “hoocmon hạnh phúc” dopamine giúp giảm lo lắng, trầm cảm lo âu.
- Giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, cholesterol cao, huyết áp cao, tiểu đường, và một số dạng ung thư.
- Giúp giảm cân, tiêu hao mỡ thừa một cách đáng kể.
- Tăng cường và cải thiệng giấc ngủ đặc biệt nếu tập ở cường độ từ trung bình đến cao.
- Mở rộng dung tích phổi hoặc lượng không khí mà phổi của bạn có thể chứa.
Chuỗi bài tập Cardio có thể thực hiện tại nhà
2.3. Tập dưỡng sinh
Tập dưỡng sinh được yêu thích bởi những người cao tuổi bởi động tác nhẹ nhàng thư thái không tốn sức nhiều nhưng hiệu quả đem lại rất cao. Theo các nghiên cứu, việc hít thở sâu và đều sẽ giúp khí huyết trong cơ thể lưu thông ổn định giúp ích rất nhiều cho quá trình tuần hoàn trao đổi Khí – Máu. Ngoài ra, việc điều hòa hơi thở còn giúp cho hệ thần kinh hoạt động tốt hơn làm giảm những triệu chứng mệt mỏi, căng thẳng và đặc biệt là chứng hay quên ở người già.
❖ Gợi ý một số bài tập dưỡng sinh tăng cường sức khỏe, sức đề kháng:
- Hít thở sâu: Tương đối giống thiền và yoga, bí quyết luyện tập trong phương pháp dưỡng sinh là hít thở. Kỹ thuật thở đúng “mở thanh quản ở thời giữ hơi, sau khi hít vào gắng sức” giúp người cao tuổi hạn chế các cơn tai biến.
- Thư giãn cơ thể: nằm thẳng và nhắm mắt, thả lỏng toàn bộ cơ thể để tiến vào trạng thái nghỉ ngơi. Đồng thời, giữ hơi thở đều đặn và nhịp nhàng.
- Xoa bóp cơ thể: việc này sẽ giúp các tĩnh mạch được thư giãn, tăng cường hoạt động cho hệ hô hấp cũng như hệ tiêu hóa. Xoa bóp từng bộ phận trên cơ thể bắt đầu từ vùng đầu, trán, tiếp tục xuống 2 mí mắt miệng và dọc theo 2 bên má. Tiếp tục xoa bóp từ cổ xuống chân, chú ý kết hợp với hơi thở nhịp nhàng.
Bài tập dưỡng sinh tăng cường sức khỏe và sức đề kháng
2.4. Bài tập thể dục Aerobic
Aerobic là bài tập nhịp điệu kết hợp với nhạc cùng với sự chuyển động uyển chuyển của chân và tay. Khi tập erobic bạn phải vận động thường xuyên với tay và chân, tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, yếu tố nhận thức, độ mềm dẻo và tính nghệ thuật đối với các mối quan hệ khác.
❖ Những lưu ý khi tập Aerobic:
- Bài tập này có nhịp điệu khá nhanh phù hợp với những người trẻ tuổi.
- Nên tập trong khoảng 30 phút mỗi buổi, 1 tuần tập 2 - 3 buổi.
- Không bỏ qua các động tác khởi động, làm nóng cơ thể.
- Sau khi hoàn thành tập luyện, bạn nên thả lỏng cơ thể từ 5 – 10 phút. Cách làm này nhằm giúp cơ thể trao đổi chất và tạo tinh thần thoải mái.
- Không nên tập quá sức, quá nhẹ và tập phù hợp với nhịp tim và cơ thể của mình.
Bài tập thể dục nhịp điệu Aerobic
2.5. Bài tập leo cầu thang
Leo cầu thang tương đối đơn giản nhưng hiệu quả rất lớn, trên thực tế việc di chuyển lên xuống đốt cháy calo, cải thiện nhịp tim, điều hòa hơi thở.
Đối với người mới bắt đầu nên chọn các bậc thang có độ dốc vừa phải. Mỗi lần tập nên thực hiện ít nhất 10 bước đi. Tốt nhất là bạn nên đi lên và xuống cầu thang với tốc độ ổn định tối thiểu 10 – 15 phút/lần.
Leo cầu thang giúp tiêu hao calo đáng kể
>> Xem thêm: 10 nguyên tắc luyện tập thể dục hiệu quả
2.6. Nhảy dây
Nhảy dây kết hợp với nhạc là một bài tập không tồi nếu bạn muốn thay đổi không khí luyện tập. Nhảy dây giúp cải thiện phần cơ đùi, cơ mông, giúp bạn có thân hình săn chắc và cơ thể dẻo dai và tăng sức đề kháng. Các phần cơ được hoạt động hết công suất trong quá trình nhảy giúp bạn giảm tải được các vấn đề về xương khớp và các vùng mỡ thừa trên cơ thể.
Trước khi thực hiện động tác nên khởi động trong 10 phút sau đó thực hiện các động tác nhảy dây thông thường trong khoảng 15 - 20 phút mỗi ngày.
Nhảy dây giúp săn chắc cơ đùi và cơ mông
3. Rèn luyện thể thao có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe?
Hoạt động thể chất hay tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe của bạn và làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư, tiểu đường và bệnh tim mạch, các loại virut và vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Hoạt động này tạo ra sức khỏe lâu dài và quan trọng nhất hoạt động thường xuyên cải thiện chất lượng sống của bạn.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy 1 người thương xuyên tập thể dục mỗi ngày trong vòng 1 năm sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh do virut, vi khuẩn, tim mạch, cao huyết áp... gây nên cao hơn gấp 2 lần đối với người không hoạt động cơ thể.
Ngoài ra tập thể dục thể thao còn có những ưu điểm như:
- Cải thiện giấc ngủ và tâm trạng: Trong quá trình tập thể dục, cơ thể giải phóng các chất hóa học có thể cải thiện tâm trạng và khiến bạn cảm thấy thư thái hơn. Điều này có thể giúp bạn đối phó với căng thẳng và giảm nguy cơ trầm cảm.
- Giúp cho các tư duy kĩ năng phán đoán nhạy bén hơn khi bạn già đi: Tập thể dục kích thích cơ thể giải phóng protein và các chất hóa học khác giúp cải thiện cấu trúc và chức năng của não.
- Tăng cơ hội sống lâu hơn của bạn: Các nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất có thể làm giảm nguy cơ chết sớm do các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, như bệnh tim và một số bệnh ung thư.
- Tăng cường cơ bắp, phát triển chiều cao: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp trẻ em và thanh thiếu niên xây dựng được hệ thống xương chắc khỏe. Khi lớn lên, nó cũng có thể làm chậm quá trình mất mật độ xương theo tuổi tác.
Tập thể dục có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe mỗi người
Kết luận
Bài tập thể dục tăng sức đề kháng Oreni đã giới thiệu trên đây sẽ giúp ích cho việc luyện tập tại nhà cũng như kết hợp với chế độ ăn uống và ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn có được sức khỏe thể chất cũng như sức đề kháng tốt nhất để vượt qua mùa dịch. Oreni chúc bạn luôn mạnh khỏe và lạc quan.
Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết, đừng quên truy cập vào trang web Oreni.vn để biết thêm nhiều thông tin chăm sóc sức khỏe làm đẹp tại đây nhé.
ORENI - THƯƠNG HIỆU GHẾ MASSAGE VÀ MÁY CHẠY BỘ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
- Website: oreni.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/orenivietnam
- Liên hệ: https://oreni.vn/lien-he-oreni/
- HOTLINE miễn phí: 1800 1238
- Hệ thống showroom: https://oreni.vn/showroom/