Mất ngủ ở người trẻ tuổi là một trong những vấn đề phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh cũng như tâm lý của người mắc phải. Vấn đề này không thể để kéo dài.
Vậy nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi là gì? Trong bài viết này, Oreni sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời một cách khoa học và chính xác nhất nhé!
1. Mất ngủ ở người trẻ tuổi là gì? Có hậu quả gì nếu mất ngủ kéo dài?
Mất ngủ ở người trẻ tuổi là tình trạng khó ngủ, không ngủ được, mất ngủ, thức trắng đêm ở người trẻ. Người trẻ ở đây được xác định nằm trong nhóm tuổi từ 25 - 35. Mất ngủ 1 - 2 đêm có lẽ không ảnh hưởng đến thể chất nhưng việc này kéo dài cả tuần hay tháng sẽ tác động nghiêm trọng đến thể chất của người trẻ, khiến sức khỏe và tâm trí sa sút, rất mệt mỏi.
Một số biểu hiện của tình trạng mất ngủ ở người trẻ tuổi là:
- Nằm trằn trọc và khó đi vào giấc ngủ.
- Giấc ngủ chập chờn, không sâu và dễ bị thức giấc đột ngột, kể cả khi có tiếng động nhỏ.
- Khi ngủ, người bệnh thường xuyên cảm thấy mê mệt, dễ nằm mơ và gặp ác mộng.
- Khi thức giấc thường thấy cơ thể uể oải, mệt mỏi, buồn ngủ xuất hiện cùng các hiện tượng chóng mặt, đau đầu.
- Người bệnh mất ngủ sẽ có hiện tượng mắt thâm quầng, thân thể hư nhược và ăn uống kém…
- Khả năng ghi nhớ và tập trung của người bệnh giảm đáng kể và kèm theo đó là tình trạng rối loạn cảm xúc, thường xuyên cáu gắt.
Như đã nói, tình trạng mất ngủ này nếu kéo dài cả tuần, tháng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người mắc. Giấc ngủ vốn là khoảng thời gian đến cơ thể phục hồi, tái tạo sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Không ngủ được cơ thể sẽ bị xáo trộn hoạt động sinh học thông thường.
- Giảm tập trung: Cơ quan thần kinh không được chăm sóc đầy đủ thông qua việc ngủ sẽ giảm khả năng hoạt động, một trong số đó là giảm tập trung. Không tập trung bạn sẽ không học tập, làm việc được, tâm trí bị xao nhãng, mỏi mệt và làm mọi thứ hời hợt, nguy cơ mắc bệnh trầm cảm hoặc rối loạn lo âu.
- Gây thừa cân, béo phì: Mất ngủ thường xuyên cũng có nguy cơ bị thừa cân hoặc béo phì do khi thức đêm bạn sẽ đói bụng và phải ăn đêm từ đó gây dư thừa năng lượng và béo phì. Hơn nữa khi không ngủ được sẽ dẫn đến những rối loạn về chuyển hoá và hormone khiến cơ thể tăng cân nhanh hơn.
- Nguy cơ mắc bệnh: Mất ngủ ở thanh niên còn dẫn đến hậu quả như mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nhau chẳng hạn là ung thư, tim mạch, đái tháo đường, huyết áp và hệ miễn dịch kém,...
- Tính nết thay đổi: Tính tình thay đổi, không kiểm soát được hành vi: dễ nổi nóng, xúc động, ngôn từ quá khích…
- Toàn thân uể oải: Tình trạng thiếu ngủ sẽ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, uể oải, lờ đờ, thiếu năng lượng trong công việc, cuộc sống… Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống.
Mất ngủ ở người trẻ kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung
2. 8 nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi
Dưới đây là những nguyên nhân căn bản gây ra tình trạng mất ngủ ở người trẻ được các chuyên gia chỉ ra.
2.1. Áp lực công việc, học tập
Khi có nhiều công việc cần giải quyết như chuyện kinh doanh, công việc hàng ngày hay áp lực thi cử, ôn tập sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh vì não phải hoạt động nhiều. Khi bạn suy nghĩ quá nhiều về vấn đề nào đó, đêm ngủ thường hay mơ về nó.
Chính điều này khiến việc ngủ bị ảnh hưởng và bạn sẽ suy nghĩ nhiều trong lúc ngủ, gần như bị ám ảnh. Lời khuyên dành cho bạn là cần tự cởi bỏ những suy nghĩ và thoát ra khỏi những áp lực. Bạn cũng có thể làm phân tán tư tưởng bằng việc xem phim, nghe nhạc, chơi trò chơi…
>> Xem thêm:10 dấu hiệu của stress nặng, cảnh báo căng thẳng bạn cần biết
2.2. Sử dụng chất kích thích
Việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá hay chất cấm cũng tác động đến quá trình đi vào giấc ngủ của bạn bởi những thứ này gây ức chế thần kinh, làm hệ thần kinh hưng phấn hơn khiến khó ngủ ở người trẻ.
Thuốc lá là nguyên nhân gây khó ngủ với nhiều người
Hơn nữa, nhóm trẻ tuổi lại là độ tuổi hay sử dụng chất kích thích, thường xuyên uống bia, rượu, hút thuốc lá nên tình trạng khó ngủ diễn ra nhiều hơn.
2.3. Môi trường, không gian ngủ không phù hợp
Khi bạn thay đổi môi trường sống cũng dẫn đến tình trạng khó ngủ, thậm chí thức trắng đêm. Hiện tượng này người ta gọi là “lạ nhà”, “lạ chỗ”. Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh cũng khiến giấc ngủ không thể tới một cách dễ dàng.
Điều này bạn cần khắc phục bằng cách tập làm quen, hoặc điều chỉnh theo hướng thích nghi ở thói quen trước đó. Chẳng hạn như nếu quá nóng thì có thể sử dụng điều hoà làm mát; quá lạnh thì dùng lò sưởi, quạt hơi ấm...
2.4. Thay đổi thói quen ngủ và thức đêm
Do nhiều nguyên nhân như công việc, chuyện tình cảm, các vấn đề trong cuộc sống khiến thói quen đi ngủ của bạn xáo trộn. Chẳng hạn như bạn hay đi ngủ vào lúc 10 giờ nhưng do quá nhiều việc cần giải quyết nên bạn phải hoàn thành, đến 12 giờ đêm mới kết thúc và khi đó làm bạn khó vào giấc.
Thức đêm khiến thói quen ngủ thay đổi
Nhiều người có thói quen thức đêm xem phim, thức đêm xem bóng đá nhất là vào mùa World Cup hay Euro. Điều này làm bạn dễ mất ngủ, cơ thể mệt mỏi vào hôm sau hơn.
2.5. Thói quen ăn uống
Khi bạn ăn quá nhiều vào buổi tối hay ăn đêm sẽ khiến cơ thể khó chịu và dễ mất ngủ. Người trẻ tuổi hay mắc điều này. Ăn tối muộn hay ăn những đồ khó tiêu khiến cơ thể không có thời gian tiêu hóa, thức ăn không kịp chuyển hoá và làm cho hệ thần kinh cũng phải hoạt động theo.
Các chuyên gia khuyên bạn nên ăn ít vào buổi tối, ăn những loại thức ăn dễ tiêu như súp, rau xanh, hoa quả, ăn ít cơm… để tránh làm cho dạ dày phải hoạt động nhiều,
2.6. Bệnh cơ thể
Các bệnh lý trong cơ thể khi mắc phải cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn. Các triệu chứng của bệnh sẽ gây khó chịu cho cơ thể và khiến bạn không thể yên giấc. Chẳng hạn bạn bị đau dạ dày, những cơn đau có thể xuất hiện bất kỳ khi nào và làm bạn không sao ngủ được.
Điều quan trọng là bạn cần điều trị dứt điểm các bệnh đang mắc phải gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mình.
2.7. Bệnh lý về tâm thần
Mất ngủ ở người trẻ cũng liên quan đến bệnh lý về thần kinh. Chẳng hạn như bạn bị mắc thiếu máu não, tuần hoàn não bị ảnh hưởng gây thiếu máu cục bộ hệ thần kinh và làm cho mất ngủ. Các tình trạng stress, lo âu cũng khiến giấc ngủ tự nhiên không thể đến.
Chứng thiếu máu não gây ảnh hưởng hệ thần kinh
Bạn cũng cần phải điều trị ngay những bệnh lý về cơ quan đầu não để có được giấc ngủ tốt nhất. Phương pháp điều trị nên theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa hệ thần kinh.
2.8. Nghiện thiết bị công nghệ
Sử dụng điện thoại, máy tính bảng, laptop trước khi đi ngủ cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ của bạn. Theo các nghiên cứu khoa học, ánh sáng phát ra từ màn hình thiết bị công nghệ ảnh hưởng đến mắt cũng như khi đặt gần với cơ thể sóng thiết bị cũng tác động đến sức khỏe nói chung.
Bạn không nên dùng các thiết bị công nghệ trước khi ngủ khoảng 1 giờ để giấc ngủ đến một cách tự nhiên. Ngoài ra khi dùng cũng không nên để các thiết bị lên đùi, quá gần mắt theo dõi.
3. Cách khắc phục tình trạng mất ngủ ở thanh niên hiệu quả
Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng khó ngủ, mất ngủ ở người trẻ tuổi? Hãy tham khảo một số phương pháp dưới đây để điều chỉnh ngay nhé!
3.1. Điều chỉnh thời gian biểu, lịch học tập, làm việc, nghỉ ngơi khoa học
Bạn cần sắp xếp lại công việc một cách khoa học hơn, có thể giảm tải khối lượng công việc để cho đầu óc bớt gánh nặng. Suy nghĩ và làm việc nhiều dễ khiến hiện tượng stress xuất hiện làm cho bạn khó ngủ hay mất ngủ kéo dài.
Thay đổi lịch học, làm việc hiệu quả, khoa học hơn để có giấc ngủ ngon
Thu gọn công việc lại hoặc chia nhỏ ra để cho đầu óc thư thái và giấc ngủ sẽ đến tốt hơn. Bạn có thể dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn cuối tuần, không “ôm việc” bằng chuyến đi du lịch ngắn, đi dã ngoại hay tập thể dục.
3.2. Hạn chế chất kích thích
Chất kích thích làm hưng phấn hệ thần kinh và khiến bạn khó ngủ. Cách đơn giản là bạn dừng việc hút thuốc, uống rượu, bia để cho thần kinh được thư giãn và giấc ngủ sẽ đến tự nhiên.
Một số người dùng chất kích thích như một sự ức chế thần kinh để đi ngủ song điều này lại nguy hại trong thời gian dài khi áp dụng bởi sẽ làm thần kinh bị tê liệt, mất giấc ngủ tự nhiên.
3.3. Thư giãn tinh thần tâm lý
Một điều đơn giản sau khi biết nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi là bạn cần tìm đến sự thư giãn tinh thần. Có rất nhiều cách làm cho tâm trí thoải mái hơn như nghe nhạc, tập thể dục thể thao, đi dạo, đi du lịch, chơi game…
Liệu pháp thư giãn tâm lý tỏ ra có hiệu quả trong các trường hợp người trẻ mắc chứng khó ngủ ở thể nhẹ. Và điều này có thể dễ dàng thực hiện cũng như nhiều biện pháp khác nhau.
>> Xem thêm: 9 bài tập giảm stress giải tỏa căng thẳng cực hiệu quả mỗi ngày
3.3. Thăm khám điều trị nếu kéo dài
Khi sử dụng các biện pháp thông thường mà tình trạng mất ngủ vẫn không được cải thiện, hay ngày càng trầm trọng hơn (cơ thể suy kiệt) thì bạn cần đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám, kê đơn thuốc và điều trị.
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa thần kinh để trị dứt điểm
Một số loại thuốc an thần, giúp ổn định hệ thần kinh sẽ phù hợp cho những thể nhẹ, vừa để giúp những ai mắc chứng khó ngủ có thể vào giấc ngủ tốt hơn. Nếu tình trạng nặng hơn thì sẽ có các biện pháp phối hợp, hội chẩn cao hơn.
Tổng kết
Như vậy, thông qua những thông tin được chia sẻ ở trên chúng ta đã có thể hiểu về nguyên nhân gây mất ngủ ở người trẻ tuổi. Mất ngủ kéo dài dẫn đến rất nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần. Khi gặp tình trạng này, bạn cần áp dụng các biện pháp khắc phục, nếu quá nặng cần đến bác sĩ thăm khám, điều trị thuốc…
Bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác nữa có trên Oreni Việt Nam liên quan đến chăm sóc sức khoẻ, thiết bị tập luyện như máy chạy bộ, ghế massage toàn thân. Hãy liên hệ nếu bạn quan tâm đến bất kỳ vấn đề nào tới nhóm thiết bị này nhé!
ORENI - THƯƠNG HIỆU GHẾ MASSAGE VÀ MÁY CHẠY BỘ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
- Website: oreni.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/orenivietnam
- Liên hệ: https://oreni.vn/lien-he-oreni/
- HOTLINE miễn phí: 1800 1238
- Hệ thống showroom: https://oreni.vn/showroom/