Người cao tuổi theo quy định Liên Hiệp Quốc là những người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. Tuổi càng cao thì hệ miễn dịch càng suy yếu, phải đối diện với các bệnh thường gặp ở người cao tuổi như bệnh tim mạch, huyết áp cao, bệnh về xương khớp,... Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các bệnh thường thấy ở người cao tuổi và cách phòng ngừa nhé!
Các giai đoạn của người cao tuổi
Quy định từng nước về người cao tuổi sẽ khác nhau và biểu hiện người già ở các nước cũng khác nhau.
Giai đoạn đầu của người cao tuổi
Giai đoạn đầu của người cao tuổi (60-69 tuổi)
Những người từ 60-69 tuổi là những người thuộc giai đoạn đầu của người cao tuổi. Giai đoạn này sẽ kéo theo những biến đổi quan trọng trong cuộc sống của họ và người thân. Những người ở giai đoạn này thường sức khỏe bắt đầu giảm sút, tính độc lập và sáng tạo không còn như trước. Tuy nhiên cũng có những người ở giai đoạn này lại sức lực vẫn còn khỏe mạnh, họ có thể đi kiếm thêm nhiều hoạt động mới. Họ có nhiều thời gian rảnh rỗi để hoàn thiện bản thân mình hơn, tham gia các hoạt động xã hội hoặc chính trị.
Giai đoạn giữa của người cao tuổi
Giai đoạn giữa của người cao tuổi (70-79 tuổi)
Giai đoạn giữa của người cao tuổi là từ 70-79 tuổi. Đây là độ tuổi mà con người gặp phải nhiều biến cố hơn so với những giai đoạn trước. Đây là thời điểm mà nhiều người thường ốm đau và dần mất đi người thân. Bạn bè và người thân ngày càng ra đi nhiều, việc giao tiếp xung quanh dần thu hẹp và họ bắt đầu hạn chế tham gia vào công tác của các tổ chức xã hội. Độ tuổi này, tình trạng sức khỏe khiến họ lo lắng, điều này dẫn đến tính nết của họ thay đổi thường cáu giận và mất bình tĩnh.
Giai đoạn gần cuối của người cao tuổi
Giai đoạn gần cuối của người cao tuổi (80-90 tuổi)
Những người thuộc giai đoạn từ 80 đến 90 tuổi thuộc nhóm giai đoạn này chuyển sang nhóm “những người rất cao tuổi”, họ sống bằng các ký ức của mình. Những người ở độ tuổi này thường khó khăn trong việc thích nghi với môi trường xung quanh và những tác động qua lại. Nhiều người trong giai đoạn này cần có lối sống sinh hoạt có tổ chức tốt, tránh sự tác động mạnh từ bên ngoài, có lối sống tốt thì sẽ tạo ra những kích thích tốt.
Giai đoạn cuối của người cao tuổi
Giai đoạn cuối của người cao tuổi (trên 90 tuổi)
Những người 90 tuổi trở lên, chiếm rất ít ở giai đoạn này vì thế mà không có nhiều tư liệu về họ. Mặc dù vậy ta cũng có thể thấy được họ có thể thay đổi về các hình thức hoạt động khác nhau, họ không còn minh mẫn như trước và có thể không nhận được ra những người thân xung quanh mình.
Top 5 các bệnh thường gặp ở người cao tuổi
Hệ miễn dịch suy yếu, đồng thời sức khỏe cũng giảm dần đối với người cao tuổi, vì thế họ sẽ có nguy cơ dễ mắc một số bệnh thường gặp như suy tim, cao huyết áp, bệnh xương khớp, hô hấp,...
Bệnh cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp là bệnh rất thường gặp ở người cao tuổi ngoài 60 và chiếm hơn 40%. Cao huyết áp được xác định khi có huyết áp tâm thu lớn hơn 140mmHg hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90mmHg. Những người cao tuổi mắc căn bệnh này thường bị từ giai đoạn trưởng thành, tuổi trung niên hoặc có thể bị do chế độ ăn uống những thực phẩm nhiều mỡ, muối và thường do thành mạch bị xơ vữa nhiều dẫn đến việc hẹp lòng mạch gây ra tình trạng tăng huyết áp. Những người cao tuổi thường hay tăng huyết áp tâm trương. Bạn không nên xem thường bệnh cao huyết áp ở người già vì nó rất dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim,...
Bệnh cao huyết áp của người cao tuổi
Để cải thiện được tình trạng bệnh và có tuổi thọ cao, việc cân bằng huyết áp là điều vô cùng quan trọng đặc biệt là những người lớn tuổi. Bạn thay đổi lối sống hằng ngày và chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá,.....
Bệnh tim mạch
Ở giai đoạn cao tuổi hệ thống tim mạch bắt đầu lão hóa, các mạch máu sẽ giảm sự đàn hồi, gây xơ vữa động mạch máu, khiến lòng mạch máu hẹp lại và tim sẽ phải hoạt động nhiều hơn để cung cấp đủ máu và nuôi các tế bào trong cơ thể. Xơ vữa động mạch máu khiến dòng chảy máu hoạt động nhiều hơn, áp lực chảy tăng lên, đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh tăng huyết áp. Khi tim phải tăng cường hoạt động, đặc biệt là tăng sức chảy và số lần co bóp sẽ dần dẫn đến kết quả bị suy tim.
Bệnh tim mạch ở người cao tuổi
Ngoài ra sự đàn hồi ở các mạch máu không còn cao, mạch máu bị xơ cứng, tim hoạt động nhiều về sự co bóp và tần số tim và dần dẫn đến tình trạng thành tim bị dày lên, trong khi các mạch máu bị hẹp lại điều này sẽ làm xuất hiện tình trạng thiếu máu cơ tim, nguy hiểm và gây ra nhồi máu cơ tim.
>> Tham khảo thêm: Các hoạt động tốt cho người bị tim mạch
Bệnh xương khớp
Bệnh xương khớp là bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của họ. Những người mắc bệnh này tại Việt Nam chiếm khoảng 60% người trên 60 tuổi và khoảng 85% người trên 85 tuổi. Tỷ lệ người mắc bệnh xương khớp ở người cao tuổi ngày càng tăng cao.
Bệnh xương khớp ở người cao tuổi
Tuổi càng cao đồng nghĩa với đó thì tốc độ thoái hóa của xương sẽ càng nhanh. Những cơ sụn, xương khớp, các cơ cũng bị bào mòn dần, nó trở nên yếu hơn và rất dễ bị tổn thương. Người cao tuổi có thể bị đau xương khớp ở bất kỳ vị trí nào như cổ, lưng, dưới cánh tay, đau cột sống, đầu gối,....Những cơn đau triền miên sẽ khiến cho người bệnh mệt mỏi, mất ngủ, trầm cảm, lo âu và có thể khiến bạn mắc một số bệnh khác.
Đột quỵ
Đột quỵ ở người cao tuổi là tình trạng khá phổ biến chiếm khoảng 66% với người trên 65 tuổi, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Bệnh tật và những thói quen xấu kéo dài làm hư hỏng dần các mạch máu não, khiến chúng bị tổn thương, gây tắc nghẽn hoặc vỡ ra và gây ra những cơn đột quỵ.
Đột quỵ ở người cao tuổi chiếm khoảng 66% với người trên 65 tuổi
Những người có thể qua khỏi được cơn đột quỵ có thể phục hồi chức năng, tuy nhiên có 25% bị khuyết tật nhẹ và 40% bị khuyết tật từ vừa đến nặng. Có nhiều loại đột quỵ ở người cao tuổi bạn cần lưu ý như: đột quỵ do thiếu máu cục bộ, đột quỵ xuất huyết,...
Một trong những biểu hiện sớm nhất của người đột quỵ là chóng mặt, xây xẩm, đau đầu dữ dội, nói chuyện khó khăn, liệt mặt, miệng méo, nhân trung lệch sang một bên. Đặc biệt với những người đang trong cơn đột quỵ thường sẽ có một cánh tay hoặc chân sẽ bị suy yếu và tê liệt dần khiến cho việc cầm nắm bị khó khăn, đi lại không vững.
Bệnh hô hấp
Người cao tuổi các chức năng cơ thể suy yếu, hệ miễn dịch giảm, từ đó xuất hiện nhiều loại bệnh. Với môi trường ô nhiễm, khói bụi như hiện nay thì những người già rất dễ bị các vi sinh vật tấn công (virus, vi khuẩn,...). Các bệnh về đường hô hấp biểu hiện rõ hơn khi thay đổi thời tiết đặc biệt là vào mùa lạnh.
Các bệnh hô hấp thường gặp ở người cao tuổi như:
- Viêm mũi họng là bệnh thường thấy ở người cao tuổi vào mùa lạnh. Một số biểu hiện có thể thấy khi bị viêm mũi họng như hắt hơi, sổ mũi nước, đau rát họng gây ra ho, đau tức ngực, khó thở.
Bệnh hô hấp ở người cao tuổi thường thay đổi vào mùa lạnh khiến người bệnh cảm thấy đau rát cổ họng, đau đầu,...
- Viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm mũi mạn tính, khi thời tiết thay đổi đều có khả năng bị tái phát. Người lớn tuổi còn hay bị viêm phổi và phế quản vào mùa lạnh.
Bệnh về đường hô hấp ở người lớn tuổi tưởng chừng như bình thường không nguy hiểm, nhưng khi đến bệnh viện kiểm tra thì bệnh trở nên nặng hơn và xuất hiện nhiều biến chứng.
Cách phòng ngừa các bệnh thường gặp ở người cao tuổi như thế nào?
Để có một sức khỏe tốt, phòng ngừa được các bệnh thường gặp, bạn cần phải:
- Xây dựng và tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, tránh việc nạp vào cơ thể quá nhiều các chất béo, vì chúng có thể khiến cho hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Bạn có thể bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi, omega-3, rau xanh. Tránh xa các chất kích thích có hại cho cơ thể như rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt, đồ ăn đóng hộp,....
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh ở người cao tuổi
- Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời và có những biện pháp tốt nhất. Nếu bạn có những biểu hiện khác thường với cơ thể bạn cần báo ngay cho người thân và những người xung quanh.
- Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày: Tập thể dục thể thao thường xuyên không chỉ có lợi cho người cao tuổi mà nó cũng đem lại lợi ích cho nhiều lứa tuổi. Việc vận động cơ thể thường xuyên có thể giúp bạn tiêu hao năng lượng, hạ nồng độ cholesterol trong máu, lưu thông mạch máu, hạ huyết áp ngoài ra nó cũng giúp cho hệ hô hấp trao đổi khí tốt hơn. Hàng ngày bạn có thể dành ra 30 phút mỗi ngày để đi bộ hoặc chạy nhẹ nhàng với những bước nhỏ, giúp người lớn tuổi tránh được những bệnh lý nguy hiểm thường gặp.
Người cao tuổi nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao hàng ngày
- Hạn chế bị những yếu tố bên ngoài tác động, căng thẳng, stress. Điều này có thể sẽ khiến cho nhịp tim tăng cao thậm chí là đột quỵ.
Đặc biệt đối với những người lớn tuổi hơn, sức khỏe yếu hơn không thể đi ra ngoài vận động hay những người không có nhiều không gian bên ngoài tập luyện bạn có thể lựa chọn những thiết bị sản phẩm tập luyện tại nhà như ghế massage (ghế massage Oreni OR-160, ghế massage Oreni OR-166,...) . Đây là sản phẩm tập luyện có tác dụng massage, thư giãn cơ thể, giảm mệt mỏi các vùng cơ của người sử dụng. Nhờ có tác con lăn và túi khí sẽ giúp cho cơ thể cảm nhận được rõ ràng các tác động của việc xoa bóp, nhào nặn, miết, day trên cơ thể và xóa tan đau nhức, mệt mỏi cơ thể và giúp cho tuần hoàn máu được lưu thông tốt hơn. Đối với những người trong quá trình phục hồi chấn thương thì sản phẩm ghế massage sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn cải thiện nhanh chóng.
Ghế massage toàn thân giúp giảm đau, thư giãn cơ thể đối với người cao tuổi
Lời kết
Hy vọng qua bài viết “TOP 5 các bệnh thường gặp ở người cao tuổi” sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hơn về các bệnh thường gặp và có nhiều phương pháp phòng ngừa. Các bạn cũng cần phải quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân và những người thân xung quanh mình đặc biệt là với những người cao tuổi.