Bàn tay bị đau nhức là triệu chứng thường gặp khi sử dụng nhiều hoặc vận động không đúng cách. Để giảm đau, cần nghỉ ngơi thường xuyên, tập thể dục nhẹ nhàng và tư vấn chuyên gia. hãy tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời ở bài viết sau đây.
Nguyên nhân khiến bàn tay bị đau nhức
Bàn tay bị đau nhức có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến bàn tay bị đau nhức trong xương:
Do chấn thương
Nguyên nhân không thể bỏ qua khi bàn tay đau nhức đó chính là khi bạn bị chấn thương ở tay. Đặc biệt là khi chấn thương ở tay, ảnh hưởng đến khớp ngón tay hay lòng bàn tay bị đau nhức. Sau chấn thương, sự liên kết giữa khớp xương lỏng lẻo hơn, khớp nhạy cảm hơn và dễ bị tổn thương hơn.
Ngoài ra, khi chấn thương phần xương cũng bị suy yếu, chịu nhiều áp lực và dễ tăng nguy cơ bị thoái khớp. Tình trạng này thường thấy ở người khi bị trật khớp hay gãy xương.
Tính chất công việc
Những người sử dụng bàn tay với cường độ cao như thường đánh văn bản, xách đồ nặng,... rất dễ gặp tình trạng ngón tay và lòng bàn tay bị đau nhức, căng cơ, nếu tình trạng này diễn ra thời gian dài rất dễ gặp tình trạng bị thoái hóa khớp. Với những người bị viêm khớp dạng thấp, khi hoạt động tay liên tục ngón tay bị thoái hóa chiếm tỷ lệ cao hơn những khớp khác trên cơ thể.
Tuổi tác
Bàn tay bị nhức mỏi do tuổi tác là vấn đề thường gặp, đặc biệt khi người cao tuổi trải qua quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuổi tác có thể gây ra một số thay đổi vật lý trong bàn tay như lượng máu tới nuôi dưỡng vùng khớp giảm, bao khớp thiếu chất nhầy và dịch khớp bị khô. Tình trạng này làm tăng ma sát, sụn bị bào mòn, từ đó dẫn đến các triệu chứng đau nhức và khó chịu.
Một số bệnh lý khác
Bàn tay đau nhức có thể do một số bệnh lý khác như loãng xương, viêm khớp, gout, ….
- Bệnh viêm khớp dạng thấp khiến bàn tay phải bị đau nhức, các khớp ngón tay, cơn đau tăng lên vào ban đêm gần sáng.
- Vấn đề dây thần kinh: Các vấn đề dây thần kinh như hội chứng cổ tay hay viêm dây thần kinh trên cánh tay gây ra cơn đau và cảm giác tê tay.
- Bệnh gút là một trong những nguyên nhân cũng khiến cho bàn tay bị đau nhức , những cơn đau thường diễn ra vào ban đêm hoặc sáng sớm.
Triệu chứng bàn tay bị đau nhức
Dấu hiệu khi lòng bàn tay bị đau nhức có thể tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi đau bàn tay:
Đau khớp
Đau các khớp ngón tay, lòng bàn tay là dấu hiệu thường thấy ở bàn tay khi bị ảnh hưởng. Tình trạng đau có thể xuất hiện mức nhẹ nhàng hoặc đau nhói, khó thực hiện thao tác uốn cong, cầm nắm. Ngoài ra cơn đau còn trở nặng khi trời tiết lạnh, nhiễm trùng, vận động nhiều,...
Cứng khớp
Triệu chứng này khiến người bệnh khó uốn nắn, cầm nắm hay duỗi các khớp ngón tay. Các cơn cứng khớp thường nghiêm trọng vào buổi sáng sau khi thức dậy. Các triệu chứng này sẽ được thuyên giảm khi người bệnh nắn bóp, xoa các đầu ngón tay, bạn có thể xoa trong khoảng thời gian 5-10 phút.
Sưng và đỏ
Đau bàn tay có thể khiến bạn bị sưng tấy, đỏ ửng tại các vùng khớp. Đặc biệt là các khớp gần đầu ngón tay.
Giới hạn sự linh hoạt
Bàn tay bị nhức mỏi có thể khiến bạn bị giới hạn sự linh hoạt, khó khăn trong việc cử động và thực hiện các hoạt động hằng ngày.
Cách điều trị giúp bàn tay giảm đau nhức tại nhà hiệu quả
Điều trị giảm đau bàn tay phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân gây ra những cơn đau, ngoài việc đau bàn tay thì còn một số triệu chứng khác có thể đi kèm như đau nhức xương khớp hay căng cơ. Vậy làm sao để hết căng cơ tay và giúp giảm đau nhức. Dưới đây là một số phương pháp giảm đau nhức bàn tay bạn có thể tham khảo:
Dành thời gian nghỉ ngơi và tránh dùng lực lớn ở bàn tay
Nếu bàn tay bạn bị đau do căng thẳng hoặc vận động quá mạnh, bạn cần dành thời gian nghỉ ngơi để giảm bớt tải trọng và áp lực lên bàn tay. Duy trì hoạt động nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng cứng khớp xảy ra, làm mất khả năng vận động.
Chườm nóng hoặc lạnh
Chườm nóng (lạnh) giúp bạn làm giảm tình trạng cứng khớp, giảm các cơn đau do bệnh gây ra. Nhiệt độ từ túi chườm giúp bạn giảm sưng đỏ, kích thích máu lưu thông tốt hơn, giãn mô mềm và gia tăng phục hồi khớp bị hư tổn.
Bạn dùng túi chườm đặt lên vùng đau nhức trong thời gian 15-20 phút, thực hiện khoảng 3 lần.
Massage bàn tay
Massage bàn tay có thể là phương pháp giảm đau hiệu quả và giúp bạn thư giãn các cơ và dây chằng trong bàn tay. Massage bàn tay không chỉ giúp bạn giảm cảm giác đau mà còn giúp bạn cải thiện tuần hoàn máu, giãn cơ, giảm căng thẳng và cải thiện tính linh hoạt cho bàn tay.
Dùng lực massage nhẹ nhàng bàn tay, ấn nhẹ nhàng lòng bàn tay và các đốt ngón tay , vỗ và xoa bóp từng phần của bàn tay. Để đem lại hiệu quả, bạn hãy áp dụng lực từ từ và nhẹ nhàng. Tránh gây áp lực quá mạnh vì có thể gây đau và tổn thương đến bàn tay. Bạn cũng có thể sử dụng ghế massage toàn thân từ phía Oreni để có thể massage bàn tay một cách chuyên nghiệp, bạn có thể mua ghế massage tại các showroom trên toàn quốc của Oreni.
Sử dụng thiết bị hỗ trợ
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị đau tay hoặc thoái hóa khớp, bạn có thể sử dụng thêm nẹp hoặc băng thun để cố định phần xương bị tổn thương. Biện pháp này không chỉ giúp bạn giảm đau, mà còn hạn chế các hoạt động ảnh hưởng đến khớp, đồng thời giúp phần tổn thương bên trong nhanh hồi phục, ngăn ngừa tình trạng biến dạng khớp.
Xem thêm: Ngồi lâu bị tê chân phải làm sao để khỏi
Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp
Chế độ ăn uống cũng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, giảm các cơn đau. Một chế độ đầy đủ dinh dưỡng giúp bạn làm lành tổn thương, giảm viêm, đau nhức bàn tay.
Bạn nên tăng cường tiêu thụ Omega-3: Các loại chất béo này có tác dụng giảm viêm và giảm đau nhức hiệu quả. Các nguồn Omega-3 tự nhiên như cá hồi, cá thu, hạt lanh, hạt chia,...
Bên cạnh đó bạn cũng cần duy trì chế độ ăn giàu canxi, phốt pho, vitamin (A,B,C,D), … đây là những thành phần giúp bạn đẩy nhanh tiến độ phục hồi xương khớp hư tổn, giảm đau và giảm viêm hiệu quả, giúp ổn định khớp, giảm nguy cơ loãng xương.
Cách phòng ngừa giảm đau nhức bàn tay
Phòng ngừa bạn tay bị đau nhức bạn có thể thực hiện các cách sau:
- Thường xuyên thực hiện các bài tập giãn cơ và tập luyện, giúp duy trì sự linh hoạt và sức mạnh cho bàn tay.
- Đảm bảo vị trí làm việc thoải mái và hỗ trợ cho bàn tay. Điều chỉnh chiều cao của ghế và bàn làm việc để tránh gây căng thẳng và áp lực lên bàn tay.
- Nghỉ ngơi đúng lúc, không nên làm việc liên tục trong thời gian dài mà không có thời gian nghỉ ngơi. Hãy tạo thời gian nghỉ giữa các hoạt động và đứng dậy tập thể dục nhẹ nhàng.
- Sau khi thức dậy vào buổi sáng bạn có thể tập luyện nhẹ nhàng với các khớp cổ tay, bàn tay và ngón tay. Điều này giúp các khớp được dẻo dai và linh hoạt hơn.
- Ngâm tay vào nước muối ấm. Mỗi ngày thực hiện khoảng 2 lần, mỗi lần 10 phút.
- Kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng tăng cân quá mức, có chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và thường xuyên vận động cơ thể.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến nguyên nhân gây ra tình trạng bàn tay bị đau nhức và những phương pháp điều trị tại nhà an toàn và hiệu quả. Hi vọng qua bài viết trên các bạn có thể tìm ra phương pháp phù hợp giảm tình trạng đau tay, đem lại sức khỏe tốt. Bạn có nhu cầu mua ghế massage toàn thân chính hãng, giá tốt liên hệ ngay đến Oreni.vn qua hotline 18001238 để được hỗ trợ nhanh nhất.