Chọn MENU

Bị sốc hông khi chạy - Cách hết sốc hông nhanh chóng, hiệu quả

Tình trạng sốc hốc sẽ thường thấy ở người hay chạy bộ. Tùy theo từng đối tượng và mức độ tập luyện khác nhau mà những cơn đau có thể ngắn hay dài. Vậy cách hết sốc hông là gì? Cách phòng ngừa như nào? Hãy cùng Oreni tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bị sốc hông là gì? Có nguy hiểm không?

Bị đau sốc hông là tình trạng đau thắt đột ngột tại vùng hông và bụng khi vận động. Cơn đau này khiến người bệnh không thể đứng thẳng hay tiếp tục hoạt động đang thực hiện. Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh mà cơn đau có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng, những cơn đau kéo dài hay ngắn.

Vậy khi bị sốc hông có nguy hiểm không? Bị sốc hông không phải là tình trạng bệnh nguy hiểm khẩn cấp, người bệnh cũng không cần đến gặp bác sĩ. Cách điều trị đơn giản và hiệu quả được nhiều người áp dụng chính là điều chỉnh tốc độ chạy để những cơn đau nhức được dịu xuống, trước khi chạy tiếp.

Nguyên nhân bị sốc hông khi chạy

Trước khi tìm những cách hết sốc hông bạn cần biết được nguyên nhân gây đau là gì. Từ đó bạn sẽ tìm được phương pháp điều trị phù hợp. Những nguyên nhân thường thấy khi chạy bộ khiến bạn đau sốc hông như:

- Ăn, uống quá no trước khi chạy: Đây là tình trạng phổ biến khiến bạn bị sốc hông. Việc vận động ngay sau khi ăn hoặc uống khiến cho hệ tiêu hóa không được cung cấp đủ máu và oxy, điều này ảnh hưởng tới quá trình cơ hoành co thắt gây đau ở vùng hông.

nguyên nhân bị sốc hông khi chạy

- Không khởi động trước khi chạy: Đây cũng là nguyên nhân mà nhiều người gặp phải. Việc không khởi động hoặc khởi động không kỹ khiến cơ hoành chịu nhiều áp lực do cơ thể chưa làm quen được với cường độ hoạt động, từ đó khiến người chạy bị đau vùng hông.

- Thở không đúng cách: Thở nông, không sâu chỉ tới ngực khiến cơ thể thiếu oxy. Điều này thường gặp ở nhiều người tập, cũng là nguyên nhân khiến bạn bị sốc hông khi chạy.

- Khi bắt đầu chạy, chạy với tốc độ nhanh: Khi bắt đầu chạy cơ thể cần làm quen, vì thế bạn nên bắt đầu với tốc độ từ từ, chậm một thời gian, sau đó mới tăng tốc dần dần.

- Chạy không đúng tư thế: Khi chạy bộ phần hông phải chịu nhiều áp lực, nếu chạy không đúng tư thế thì sẽ càng gây áp lực hơn. Khi áp lực quá cao sẽ ép vào cơ hoành, gây tình trạng bị xóc hông (sốc hông). Trường hợp này thường thấy ở những người mới tập chạy hoặc những người luyện tập nhưng sai kỹ thuật.

Các cách hết sốc hông thông dụng

Với những nguyên nhân trên gây ra bệnh, bạn cần tìm cách hết sốc hông để giảm những cơn đau. Tùy vào từng cơ địa của mỗi người mà hiệu quả của những cách hết bị sốc hông khác nhau. Để những cơn đau của sốc hông không ảnh hưởng đến bài chạy của bạn, hãy áp dụng những cách sau:

Ấn nhẹ và xoa

Ấn và xoa nhẹ giảm đau do sốc hông

Cách ấn nhẹ và xoa là một cách hết sốc hông hiệu quả. Khi xuất hiện những cơn đau do sốc hông, bạn không nên tiếp tục vận động hay đứng thẳng. Bạn nên duy trì cơ thể trong tư thế thoải mái nhất, lấy tay xoa theo vòng tròn hoặc ấn nhẹ nhàng bên hông khu vực đau. Biện pháp này sẽ giúp bạn giảm đau nhanh chóng, giảm những cơn co thắt hiệu quả.

Điều chỉnh nhịp thở

Điều chỉnh nhịp thở là cách làm hết sốc hông hiệu quả. Biện pháp này giúp bạn giảm áp lực lên cơ hoành, tránh cho các nhóm cơ hoạt động quá sức, từ đó dễ dàng cung cấp oxy cho cơ thể hơn. Các cơ được thư giãn và giảm co thắt, từ đó các cơn đau sẽ giảm.

Xem thêm: Bài tập thể dục dành cho người lớn tuổi

điều chỉnh nhịp thở là cách hết sốc hông

- Khi vùng bụng và hông của bạn bị đau, bạn cố gắng bình tĩnh hít sâu bằng mũi và nín thở khoảng 3-5 giây.

- Sau đó từ từ thở ra bằng miệng, môi hơi khép lại.

- Tiếp tục tập thở đều, chậm rãi cho đến khi bạn cảm thấy cơn đau đã giảm.

Người tập có thể điều chỉnh nhịp thở theo bước chân, điều này giúp giảm những cơn đau và ngăn tình trạng sốc hông tái phát. Nếu khi bạn chạy ở nhịp 2-2 và bị sốc hông, bạn nên điều chỉnh nhịp thở thành 3-2 (hít - hít - hít - thở - thở). Khi điều chỉnh nhịp thở ổn định, bạn bắt đầu chạy với tốc độ chậm hoặc chuyển sang đi bộ cho tới khi cơn đau hết hẳn.

Thực hiện vươn, duỗi cánh tay

Khi bị sốc hông, bạn nên ngừng lại mọi vận động đang thực hiện hoặc có thể đi bộ nhẹ nhàng. Đồng thời, người tập có thể thực hiện các bài tập kéo giãn cơ, giảm cảm giác đau thắt lưng. Đây không chỉ là cách hết sốc hông hiệu quả nhất mà nó còn hỗ trợ khá nhiều cho các vùng khác trên cơ thể đặc biệt là vùng lưng, nhất là đối với nam giới khi mà tần suất và cường độ làm việc nặng thường xuyên sẽ dẫn bệnh đau lưng ở nam giới, việc vận động thực hiện vươn duỗi cơ sẽ giúp cơ thể thoải mái và dẻo dai hơn rất nhiều.

Thực hiện vương duỗi tay là cách hết sốc hông

Ngoài ra, bạn có thể thực hiện động tác vươn cánh tay ra sau gáy cùng hướng bên hông bị đau. Động tác này sẽ giúp cho kéo giãn vùng cơ hông, bụng, lưng, từ đó những cơn đau sẽ giảm.

Nếu những cơn đau thắt cơ vẫn không giảm, bạn sẽ điều chỉnh nhịp thở, kết hợp với đi bộ nhẹ nhàng. Tránh tiếp tục chạy nhanh hay vận động với cường độ cao.

Điều cần làm và không nên khi chạy tránh bị đau sốc hông

Việc ngăn ngừa tránh bị sốc hông sẽ dễ hơn khi tìm cách hết sốc hông. Vậy để tránh bị sốc hông bạn cần lưu ý những điều sau:

Điều nên làm tránh bị sốc hông khi chạy

- Không nên ăn quá no trước khi tập, bạn nên ăn trước khi tập khoảng 2 tiếng. Uống một lượng nước tinh khiết vừa đủ tránh mất nước trong quá trình chạy, tuyệt đối không được uống nước ngọt, nước có ga trước khi chạy.

- Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đây là những thức ăn gây khó tiêu, làm tăng nguy cơ sốc hông.

Điều nên làm tránh bị sốc hông

- Khởi động kỹ trước khi chạy, bạn nên làm nóng cơ thể khoảng 10 phút với các động tác giãn cơ.

- Thở đều và đúng cách để tránh bị sốc hông hiệu quả. Tập hít vào và thở ra bằng miệng, cố gắng hít thật sâu vào bụng. Bạn có thể tập thở bằng các bài tập thở trong bộ môn yoga.

- Bắt đầu chạy với tốc độ chậm sau đó tăng dần tốc độ lên. Kết thúc quá trình chạy bằng cách giảm tốc độ dần rồi đi bộ kết hợp vận động nhẹ nhàng. Tránh dừng lại đột ngột, điều này có thể ảnh hưởng đến tim.

Điều cần tránh giảm đau sốc hông khi chạy

Để cho những cách hết sốc hông hiệu quả, không bị tái phát bạn nên tránh những điều sau:

- Ăn no trước khi chạy, đặc biệt là những loại thực phẩm khó tiêu. Không nên ăn no trước khi chạy, có thể ăn nhẹ trước 30 phút để bổ sung năng lượng.

điều cần tránh để giảm đau sốc hông

- Chạy ngay không khởi động. Cần áp dụng bài tập thể dục cơ bản làm ấm cơ thể, tránh bị sốc hông và giảm các tình trạng như bị chuột rút, căng cơ.

- Chạy trong thời tiết lạnh và không mặc ấm. Thời tiết lạnh sẽ càng làm cho việc hít thở trở nên khó khăn. Trước khi chạy cần đội mũ, quàng khăn ấm, áo khoác phù hợp với thời tiết nơi bạn ở.

- Chạy ở tư thế gù lưng. Cần tập trung vào tư thế chạy đúng giúp cho việc hít thở được đều và đem lại hiệu quả.

Lời kết

Bài viết trên chúng tôi chia sẻ đến các bạn những thông tin liên quan đến tình trạng sốc hông khi chạy. Hi vọng qua bài viết giúp các bạn tìm được những cách hết sốc hông hiệu quả, từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe của mình. Bạn không có thời gian ra ngoài chạy bộ có thể sắm cho mình chiếc máy chạy bộ tại nhà luyện tập. Oreni Việt Nam chuyên cung cấp thiết bị tập luyện thể thao chính hãng, giá tốt. Bạn có thể gọi điện qua hotline 18001238 để được tư vấn nhanh nhất.

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)

Oreni là thương hiệu ghế massage, máy chạy bộ số 1 tại Việt Nam. Sản phẩm của Oreni được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản và đạt tiêu chuẩn Quốc tế

Bình luận

Đăng bình luận(*) là thông tin bắt buộc

Hệ thống Showroom Oreni toàn quốc

Oreni đã có mặt tại các Showroom trên toàn quốc

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để Được tư vấn và có mức giá hấp dẫn nhất
HOTLINE1800 1238 - 0846991199
Đăng kýTư vấn