Bạn thường xuyên đau nhức lòng bàn chân, luôn cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng phần nào đến quá trình vận động, di chuyển của cơ thể. Hiện tượng đau nhức lòng bàn chân có thực sự đáng quan ngại? Nguyên nhân và cách điều trị của tình trạng đau nhức lòng bàn chân này là gì?
Hãy cùng Oreni tham khảo bài viết cụ thể sau đây nhé!
1. Đau nhức lòng bàn chân là gì?
Lòng bàn chân hay gan bàn chân là bộ phận cuối cùng của cơ thể chịu áp lực lớn nhất do toàn bộ cơ thể dồn xuống trong suốt quá trình đi đứng, vận động của con người.
Chính áp lực nặng nề này khiến cho phần gan bàn chân của chúng ta thường xuyên xuất hiện những cơn đau.
Hiện tượng đau nhức lòng bàn chân thực sự gây khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng đến một trong những cấu trúc của bàn chân.
Hiện tượng bị đau lòng bàn chân này dễ dàng cảm nhận ở phần gót chân, phần giữa vòm của lòng bàn chân hay phần ụ của ngón chân.
Đau nhức lòng bàn chân tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm khác nhau
>> Xem thêm: Hướng dẫn cách massage toàn thân hiệu quả xóa tan mệt mỏi
2. Nguyên nhân bị đau nhức ở lòng bàn chân?
Các chuyên gia bác sĩ phân tích, lòng bàn chân bị đau nhức là do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đem lại. Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều người bị đau nhức lòng bàn chân do một số nguyên nhân chính sau:
2.1. Tuổi tác
Hiện tượng đau nhức lòng bàn chân thường xuất hiện ở người trung niên, phổ biến ở độ tuổi từ 40 - 50.
Do càng nhiều tuổi, hệ xương khớp càng yếu đi, việc di chuyển càng đè nặng áp lực lên đôi chân, dẫn đến tình trạng lòng bàn chân bị đau nhức.
2.2. Dùng giày dép không phù hợp
Thường xuyên đi giày cao gót hay đi giày quá chật cũng là nguyên nhân khiến lòng bàn chân của bạn bị nhức mỏi.
Không những vậy, phụ nữ đi giày cao gót quá nhiều sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, khiến dây gân gót chân có thể bị co rút ngắn lại.
Thường xuyên đi giày cao gót cũng khiến các chị em bị đau lòng bàn chân
2.3. Các động tác vận động
Người thường xuyên chạy đường xa, nhảy xa, múa ba lê, nhảy aerobic khiến đôi chân phải vận động và chịu trọng lực lớn từ cơ thể.
Đa số người chạy bộ nhiều hay vận động đôi chân nhiều đều mắc tình trạng đau nhức lòng bàn chân.
>> Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục đau mỏi cổ chân khi chạy bộ
2.4. Do bệnh lý
Ngoài những nguyên nhân trên thì đau nhức lòng bàn chân còn xuất phát từ một số bệnh lý. Nếu bạn mắc một số bệnh lý sau thì khả năng đau nhức lòng bàn chân khá cao.
Cụ thể là:
- Bệnh Gút: Người bị Gút là do cơ bắp tích tụ nhiều axit uric, gây viêm khớp. Khi bị Gút, lòng bàn chân của bạn sẽ bị sưng đỏ và có những cơn đau dữ dội.
- Bệnh tiểu đường: Người bị tiểu đường do biến chứng thần kinh làm cho bàn chân suy giảm cảm giác nên khi đứng, chạy người bệnh không thể điều chỉnh tư thế bàn chân. Chính điều này làm lòng bàn chân bị đau nhức, các cơ bị biến đổi.
- Viêm khớp dạng thấp: Xương khớp bị suy giảm nên lòng bàn chân sẽ bị đau nhức thường xuyên.
- Bệnh béo phì: Thừa cân nặng khiến trọng lượng dồn lên đôi bàn chân nhiều hơn. Điều này sẽ khiến lòng bàn chân của bạn mỏi hơn, dễ đau nhức hơn.
Ghế massage Oreni OR-350 được thiết kế sang trọng, ứng dụng công nghệ hiện đại từ Nhật Bản và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tại nhà hiệu quả cho mọi gia đình
3. Cách điều trị đau lòng bàn chân hiệu quả
So với nhiều bệnh lý khác, hiện tượng đau nhức lòng bàn chân thực sự không quá nguy hiểm nhưng nó gây khó chịu cho người bị và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình đi lại của bạn.
Vậy nên có có dấu hiệu đau nhức lòng bàn chân thì bạn cần tìm cách chữa trị ngay.
Dưới đây là một số cách điều trị tình trạng đau lòng bàn chân an toàn, hiệu quả nhanh chóng. Cụ thể gồm:
3.1. Tập kéo giãn cân gan bàn chân
Áp dụng các bài tập kéo giãn gan bàn chân đơn giản cũng giúp phần lòng bàn chân bớt đau nhức, khỏe khoắn và dẻo dai hơn.
Với bài tập này, bạn có thể dùng tay uốn cong phần các ngón chân ngược lại để gan bàn chân được căng giãn ra. Hoặc có thể sử dụng các dụng cụ dây đai hỗ trợ kéo giãn cân gan bàn chân.
3.2. Massage lòng bàn chân
Thực hiện các động tác massage lòng bàn chân giúp máu lưu thông tốt hơn, hỗ trợ tốt nhất cho lòng bàn chân giảm đau nhức.
Bạn có thể áp dụng phương pháp massage cùng với tinh dầu tràm giúp làm nóng gan bàn chân, giảm đau nhức đồng thời hỗ trợ giảm ho, cảm cúm, ốm vặt rất hiệu quả.
Massage chân giúp làm dịu nhanh cơn đau nhức
>> Xem thêm: 10 tác dụng của massage chân tuyệt vời bạn nên biết
3.3. Mang giày dép thoải mái
Bạn nên hạn chế mang giày cao gót, thay vào đó nên mang giày bệt, giày thể thao để đôi chân được bảo vệ, hạn chế tình trạng đau nhức gan bàn chân.
Về thực tế, đi giày dép có thể khiến bàn chân của bạn không thẳng hàng trong lúc đi bộ hay đứng, làm cơ thể tạo ra sự cân bằng không đúng.
3.4. Chườm lạnh bàn chân
Sử dụng khăn lạnh, chườm đá vào lòng bàn chân đang bị đau nhức có tác dụng giảm đau hiệu quả. Tình trạng đau mỏi gan bàn chân hay bàn chân đều được khắc phục tức thời.
Chườm lạnh lòng bàn chân giúp giảm nhanh cơn đau
3.5. Tập thể dục nhẹ nhàng
Áp dụng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, đơn giản chính là cách giảm áp lực lên vùng chân, giúp hạn chế đau nhức gan bàn chân. Khi bị đau chân, bạn nên tìm những bài tập thể dục đơn giản, có cường độ trung bình.
Đặc biệt, các bài tập kéo giãn nhằm tăng tính dẻo dai, linh hoạt cho cơ bắp thực sự rất cần thiết trong giai đoạn này.
Ghế massage Oreni OR-500 được thiết kế sang trọng, sử dụng con lăn massage 5D kết hợp với đường ray SL mới nhất và hỗ trợ massage toàn thân hiệu quả
3.6. Châm cứu, bấm huyệt
Thực hiện phương pháp châm cứu, bấm huyệt vùng gan bàn chân có tác dụng lưu thông khí huyết, giúp giảm cơn đau nhức ở lòng bàn chân rất hiệu quả.
Để thực hiện cách châm cứu, bấm huyệt chữa đau nhức lòng bàn chân, bạn áp dụng theo cách sau:
- Trước tiên hãy tìm vị trí huyệt vị dưới lòng bàn chân, sau đó dùng tay cái day ấn từ từ vị trí đó trong vài phút.
- Sau đó, tiếp tục tìm huyệt dũng tuyền và thực hiện động tác day ấn khoảng 1 phút nữa.
- Thực hiện động tác châm cứu đến các huyệt côn lôn, dương lăng tuyền, huyết hải nhằm thư giãn cơ bắp, giảm đau nhức chân.
Bấm huyệt lòng bàn chân giúp kích thích lưu thông máu, giảm đau hiệu quả
3.7. Thăm khám bác sĩ
Trong trường hợp đau nhức lòng bàn chân lâu ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên thăm khám bác sĩ để có những chẩn đoán chính xác và có những lời tư vấn thiết thực.
Đặc biệt, nhờ khám bác sĩ, bạn sẽ được kê đơn thuốc sử dụng để giảm tình trạng đau nhức rõ rệt.
Tổng kết
Bài viết trên đây của Oreni Việt Nam đã phân tích bạn đọc hiểu nguyên nhân đau nhức lòng bàn chân và cách điều trị hiệu quả nhất. Hy vọng những kiến thức chia sẻ này sẽ giúp ích cho nhu cầu tìm kiếm của bạn đọc tốt nhất.
Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị đau nhức gan bàn chân ở trên, theo Oreni bí quyết để có đôi chân khỏe, lòng bàn chân không bị đau nhức là bạn nên thường xuyên sử dụng ghế massage toàn thân có tác dụng kích thích các huyệt đạo lòng bàn chân hiệu quả.
Oreni là đơn vị chuyên cung cấp ghế massage toàn thân chính hãng với nhiều tính năng nổi bật. Nếu bạn đang có nhu cầu mua sản phẩm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất!
ORENI - THƯƠNG HIỆU GHẾ MASSAGE VÀ MÁY CHẠY BỘ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
- Website: oreni.vn
- Fanpage: https://www.facebook.com/orenivietnam
- Liên hệ: https://oreni.vn/lien-he-oreni/
- HOTLINE miễn phí: 1800 1238
- Hệ thống showroom: https://oreni.vn/showroom/