Chọn MENU

Đau vai gáy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị đau vai gáy

Bạn thường xuyên cảm thấy đau nhức vùng cổ, khó chịu vùng vai gáy khiến ảnh hưởng lớn tới cuộc sống, sinh hoạt? Liệu đây có phải là dấu hiệu triệu chứng cuả bệnh đau vai gáy? Đau vai gáy phải làm sao?

Để giải đáp thắc mắc này, xin mời các bạn cùng Oreni tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan tới bệnh đau vai gáy, khái niệm đau vai gáy là gì? Nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách chữa trị căn bệnh này hiệu quả nhất nhé!

1. Bệnh đau vai gáy là gì?

Đau vai gáy hay đau cổ vai gáy là tình trạng cơ ở vùng vai gáy bị đau nhức, mỏi, làm hạn chế khả năng vận động khi quay cổ hoặc quay đầu.

Hiện nay bệnh đau vai gáy khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều người do nhiều nguyên nhân khác nhau như: thoát vị đĩa đệm các đốt sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ, thiểu năng vành, u đỉnh phổi….

Bệnh đau vai gáy thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi lao động nặng hay bị nhiễm lạnh. Tình trạng đau vai gáy của bạn có mối liên hệ chặt chẽ hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy. Bệnh sẽ tăng lên khi bạn đứng, đi, ngồi lâu hoặc ho, hắt hơi, vận động cột sống cổ hay thời tiết thay đổi.

Đau vai gáy là bệnh lý liên quan đến xương khớp rất khó chịu cho người bệnh

Đau vai gáy là bệnh lý liên quan đến xương khớp rất khó chịu cho người bệnh

2. Triệu chứng của bệnh đau cổ vai gáy là gì?

Theo các chuyên gia, bệnh đau vai gáy cổ thường có các triệu chứng cơ học đau vai gáy cụ thể là:

  • Khi bạn đứng, đi lại, ngồi lâu, vận động vùng đốt sống cổ thì hiện tượng đau càng tăng lên.
  • Thời tiết thay đổi cũng làm triệu chứng đau vai gáy tăng lên rõ rệt. Cơn đau vai gáy có thể xuất hiện vào sáng sớm khi mới ngủ dậy.
  • Người bị đau cổ vai gáy sẽ có triệu chứng xuất hiện các cơn đau lan xuống 2 bên bả vai, khiến cho cánh tay, cẳng tay và các ngón tay bị tê mỏi, vô cùng khó chịu. Khi sờ vào vùng vai gáy bạn sẽ có cảm giác tê bì cứng.
  • Khi bị đau quá mức, thì chỉ đi lại nhẹ nhàng cũng làm cho vùng cổ vai gáy của bạn bị đau nhức.
  • Đau ở cả vùng lưng. Khi bệnh nặng hơn, người bệnh có thể đau nửa đầu, rối loạn cảm giác ở các ngón tay, tê tay, chóng mặt, ù tai.

Ghế massage toàn thân Oreni OR-180i
Ghế massage toàn thân Oreni OR-180i
92,500,000đ 55,500,000đ

Ghế massage Oreni OR-180i thiết kế sang trọng, tích hợp nhiều công nghệ mới hiện nay trên thế giới, hỗ trợ massage toàn thân, thư giãn hiệu quả

Xem thêm

3. Phân biệt các loại bệnh đau cổ vai gáy

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, dựa theo thời gian diễn ra bệnh, bệnh lý đau vai gáy sẽ được phân loại thành: cấp tính và mãn tính.

3.1. Đau vai gáy cấp tính

Đau vai gáy cấp tính bắt nguồn từ các chấn thương của cơ và các dây chằng do sau tai nạn, chấn thương hay trong lúc ngủ nằm không đúng tư thế làm cơ căng giãn quá mạnh.

Những tổn thương ở vùng dây chằng sẽ khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần nhờ hàm lượng dinh dưỡng được cung cấp từ máu đến các cơ rất đầy đủ.

Khi mắc bệnh ở giai đoạn này thì bạn có thể sử dụng phương pháp chữa trị bằng vật lý trị liệu nhằm hỗ trợ giảm đau, nhanh chóng phục hồi những tổn thương.

Đau vai gáy cấp tính có thời gian phục hồi nhanh hơn mãn tính

Đau vai gáy cấp tính có thời gian phục hồi nhanh hơn mãn tính

3.2. Đau vai gáy mãn tính

Đau vai gáy mãn tính là tình trạng đau vùng vai gáy diễn ra trong thời gian dài, có xuất hiện các triệu chứng như đau vùng bả vai lan xuống tay, cảm giác tê, dị cảm.

Khi bị tình trạng này, người bệnh cần kiểm tra lâm sàng chuyên biệt để chẩn đoán bệnh chính xác.

4. Các nguyên nhân gây đau vai gáy phổ biến hiện nay

Đau vai gáy, nhức mỏi vai gáy là một trong những căn bệnh cột sống phổ biến mà nhiều người hay mắc phải. Căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra sự khó chịu và nhiều trở ngại trong sinh hoạt và làm việc của người bệnh.

Các chuyên gia bác sĩ cho biết, các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau vai gáy cụ thể là:

4.1. Nguyên nhân gây đau vai gáy cơ học

Đa số người bị đau vai gáy xuất phát từ các nguyên nhân cơ học, tạo ra những cơn đau, sự khó chịu cho người bệnh.

  • Nằm ngủ không đúng tư thế như: ngủ gối cao đầu, tựa đầu vào ghế, nằm nghiêng và co quắp… nằm quá lâu ở 1 tư thế làm ảnh hưởng đến quá trình cung cấp oxy đến các bộ phận trong cơ thể, các mạch máu vùng cổ bị chèn ép. Do cơ bắp không được cung cấp đủ máu nên vùng cổ, vai, gáy sẽ bị đau nhức, co cứng.
  • Làm việc quá sức hay vận động trong tư thế kéo căng cơ quá lâu sẽ làm mất cân bằng vi chất trong cơ, gây ra tình trạng đau cơ vai gáy.
  • Người bị đau vai gáy do ngồi lâu trước quạt hay trước điều hòa, có thói quen tắm đêm, thường xuyên đi dầm mưa dãi nắng gây rối loạn hệ mạch, hệ thần kinh, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dưỡng chất cho các bó cơ vùng vai gáy.
  • Chấn thương do chơi thể thao, tập luyện quá sức, không đúng kỹ thuật, tai nạn gây chấn thương ảnh hưởng đến cột sống, dây chằng, gân… dẫn đến đau mỏi vai gáy.
  • Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng cũng có thể làm dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu đi và lâu ngày sẽ gây ra tình trạng đau vai gáy.

Ngồi lâu trước máy tính là một trong nguyên nhân khiến bạn bị đau vai gáy

Ngồi lâu trước máy tính là một trong nguyên nhân khiến bạn bị đau vai gáy

>> Xem thêm: 10 bài tập Yoga chữa đau vai gáy hiệu quả bạn nên áp dụng

4.2. Nguyên nhân từ bệnh lý xương khớp

Tình trạng đau vai gáy xuất hiện cũng có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý liên quan đến xương khớp. Nếu bạn bị mắc một số bệnh lý sau thì có thể sẽ xuất hiện hiện tượng đau vai gáy.

Cụ thể là:

  • Thoái hóa đốt sống cổ: Gai xương, đau vai gáy xuất hiện do tình trạng thoái hóa cột sống cổ, làm cho dây thần kinh vai gáy bị chèn ép. Người bị bệnh này sau 40 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Bị vôi hóa cột sống: Bệnh này sẽ làm hình thành các gai xương, gây chèn ép dây thần kinh trong ống cột sống, gây đau cổ, đau vai gáy.
  • Rối loạn chức năng thần kinh: Bệnh lý này làm cho dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo giãn, khiến người bệnh bị mệt mỏi, mất ngủ, đau nhức vai gáy.
  • Rối loạn khớp bả vai lồng ngực: Căn bệnh này thường gặp ở những người phải ngồi 1 tư thế trong một thời gian dài, ví dụ như: lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng... Người bệnh cảm thấy đau vai gáy, vô cùng khó chịu và nặng hơn là khó thực hiện các tư thế xoay cổ, cúi đầu.
  • Viêm bao khớp vai, dính khớp bả vai, viêm vai gáy, viêm bao gân… cũng là những bệnh lý gây nên tình trạng đau vai gáy.

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những nguyên nhân gây ra đau vai gáy

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những nguyên nhân gây ra đau vai gáy

5. Đối tượng có nguy cơ bị bệnh đau cổ vai gáy gồm những ai?

Bệnh đau cổ vai gáy có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, các trường hợp dưới đây có nguy cơ mắc bệnh đau cổ vai gáy cao nhất là:

  • Người làm công việc văn phòng, lái xe phải ngồi lâu, ít vận động và người lao động nặng, thường xuyên bê vác vật nặng. Người thường xuyên phải cúi đọc, đánh máy tính,… hoặc người ngồi làm việc sai tư thế.
  • Những người bị dị tật bẩm sinh vùng cổ, gáy, hay bị do thay đổi thời tiết.
  • Những người thường bị tác động từ bên ngoài, các tác động bệnh lý bên trong cơ thể, ví dụ như: thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, lao, ung thư cổ.

Tài xế chạy xe đường dài là đối tượng dễ mắc bệnh đau cổ vai gáy

Tài xế chạy xe đường dài là đối tượng dễ mắc bệnh đau cổ vai gáy

6. Cách điều trị bệnh đau vai gáy hiệu quả

Chuyên gia sức khỏe chia sẻ, khi bị đau vai gáy dù nhẹ hay nặng, bạn nên đi thăm khám để các bác sĩ chuyên khoa để có thể tìm ra nguyên nhân, xác định rõ cơ thể có hiện tượng chèn ép dây thần kinh hay không.

Thông qua đó, các bác sĩ sẽ có những đánh giá về mức độ bệnh nặng hay nhẹ và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Dưới đây là lời khuyên chữa trị đau vai gáy mà bạn có thể tham khảo:

6.1. Trường hợp đau vai gáy nhẹ

Người mới bị đau vai gáy cấp, đau ở mức độ nhẹ có thể điều trị theo những cách như sau:

  • Nên hạn chế việc quay đầu, nghiêng đầu để bệnh có thể tự phục hồi. Bạn nên vận động xoay cổ nhẹ nhàng theo khả năng hiện tại của mình, tuyệt đối không nên cố gắng quá khả năng có thể làm bệnh tình thêm nặng hơn.
  • Không nên ngồi trước quạt hay điều hòa bởi nó có thể làm các cơ của bạn bị co cứng và gây đau nhiều hơn.
  • Mẹo chữa đau vai gáy mà bạn có thể áp dụng lúc này là sử dụng túi ấm hay khăn ấm để chườm vùng cổ hoặc sử dụng đèn chiếu hồng ngoại vào vùng vai gáy bị đau.
  • Nên sử dụng nước ấm để tắm, tuyệt đối không sử dụng nước lạnh. Có thể sử dụng vòi hoa sen để xả nước ấm vào đúng vị trí vai gáy bị đau nhằm giãn cơ rất tốt.
  • Nhờ người xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ vai gáy bị đau trong khoảng 10 - 15 phút để máu được lưu thông tốt hơn, các nhóm cơ được thư giãn, giảm đau hiệu quả.

Chườm túi khăn ấm giúp giảm đau vai gáy cho người mới bị

Chườm túi khăn ấm giúp giảm đau vai gáy cho người mới bị

6.2. Trường hợp đau vai gáy vừa

Khi tình trạng bệnh của bạn đã lên một cấp độ, mức độ đau nhiều hơn, mặc dù đã áp dụng các biện pháp trên nhưng bệnh tình không thuyên giảm thì người bệnh cần sử dụng một số loại thuốc điều trị như sau:

  • Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa như: Paracetamol, Ibuprofen, Diclofenac…. để giúp giảm đau, đồng thời chống lại các phản ứng viêm sau đó.
  • Sử dụng miếng dán Salonpas nhằm giúp giảm đau, do miếng dán này có chứa chất chống viêm non-steroid có thể thấm qua da để làm giảm tình trạng đau nhức.
  • Tùy vào trường hợp, bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng thuốc giãn cơ Decontractyl giúp chống cơ co thắt quá mức, hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
  • Người bệnh nên sử dụng thêm các loại vitamin nhóm B như vitamin B1, B6, B12 để tăng dẫn truyền dây thần kinh.
  • Trong trường hợp người bệnh bị đau vai gáy không phải vì nguyên nhân thoái hóa hay co thắt mạch máu thì không được xoa bóp bởi nó sẽ khiến người bệnh đau thêm.

>> Xem thêm: 9 cách chữa đau vai gáy hiệu quả nhanh tại nhà

6.3. Trường hợp đau vai gáy nặng

Nếu như bạn đã sử dụng hết các phương pháp nêu ở trên nhưng không cải thiện được tình trạng đau nhức vai gáy thì tức là bệnh của bạn đã đến giai đoạn nặng.

Lúc này, người bệnh cần sử dụng các biện pháp ở mức cao hơn.

  • Châm cứu là phương pháp giúp điều hòa lại hoạt động của hệ dây thần kinh. Các kim châm cần phải được chấm đúng vào vị trí các huyệt đạo để có thể tạo ra các hiệu ứng lan tỏa nhằm giảm sự co thắt, giúp giảm đau hiệu quả.
  • Sử dụng thuốc ức chế dây thần kinh như Lidocain, Novocain… sẽ cắt đứt được các cơn kích thích thần kinh mạnh tạm thời, đồng thời giúp làm mềm cơ. Nhưng khi tiêm thuốc này cần được thực hiện bởi bác sĩ có đầy đủ trang thiết bị cấp cứu khi có sự cố xảy ra. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về tiêm.

Châm cứu điều trị tình trạng đau vai gáy rất hiệu quả

Châm cứu điều trị tình trạng đau vai gáy rất hiệu quả

7. Cách phòng tránh bị bệnh đau vai gáy

Bệnh đau vai gáy có thể xảy ra ở bất kỳ ai và gây nên những sự bất tiện và khó chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng này xảy ra đối với mình nếu bạn có một lối sống khoa học.

Theo chuyên gia sức khỏe, để phòng tránh bệnh đau vai gáy thì bạn nên áp dụng một số điều cơ bản sau:

  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao lành mạnh. Hãy áp dụng các bài tập thể dục phù hợp với thể trạng của mình, hỗ trợ xương khớp cũng như cơ bắp khỏe mạnh, vận động linh hoạt.
  • Áp dụng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Khi ngồi lâu làm việc nên đứng dậy giải lao, vận động nhẹ nhàng.
  • Luôn giữ cổ thẳng, không cúi gập cổ quá lâu trong khi ngồi đọc sách, học bài hay ngồi máy tính, tránh ngồi sai tư thế.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể thông qua chế độ ăn hàng ngày. Khẩu phần ăn của bạn cần có đủ canxi, kali, các vitamin nhóm B,C, E…

Tổng kết

Toàn bộ bài viết trên đây của Oreni đã chia sẻ cho bạn hiểu rõ các thông tin cần thiết về bệnh đau vai gáy là gì cũng như dấu hiệu, các triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị đau vai gáy hiệu quả.

Hy vọng đây là những kiến thức bổ ích giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh đau cổ vai gáy một cách hiệu quả nhất. Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết! Hãy thường xuyên truy cập website của chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất nhé!

Bên cạnh đó, nến bạn muốn mua những thiết bị chăm sóc sức khỏe và máy tập thể dục tại nhà chất lượng như máy chạy bộ, ghế massage để rèn luyện nâng cao sức khỏe, thư giãn cơ thể, giảm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp thì Oreni hân hạnh được hỗ trợ bạn.

ORENI - THƯƠNG HIỆU GHẾ MASSAGE VÀ MÁY CHẠY BỘ HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

https://oreni.vn

*Các bài viết tại Oreni.vn có tính chất tham khảo thông tin, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo:

Chia sẻ
(5/5, 1 vote)

Oreni là thương hiệu ghế massage, máy chạy bộ số 1 tại Việt Nam. Sản phẩm của Oreni được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản và đạt tiêu chuẩn Quốc tế

Bình luận

Đăng bình luận(*) là thông tin bắt buộc

Hệ thống Showroom Oreni toàn quốc

Oreni đã có mặt tại các Showroom trên toàn quốc

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để Được tư vấn và có mức giá hấp dẫn nhất
HOTLINE1800 1238 - 0846991199
Đăng kýTư vấn