Nóng trong người khiến bạn bị nổi mụn, đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe,...Vậy nóng trong người nên uống vitamin gì? Bị nóng trong người nên uống gì cho mát? Là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Để tìm được lời giải đáp cho những câu hỏi này hãy cùng Oreni tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.
Nóng trong người là bệnh gì?
Nóng trong người không phải là một bệnh cụ thể, mà là hiện tượng nhiệt độ trong cơ thể tăng cao, nhưng bên ngoài cơ thể lại bình thường.
Triệu chứng nóng trong người
Khi bị nóng trong người bạn thường sẽ gặp phải một số triệu chứng sau:
Nóng trong người khiến cơ thể bạn mẩn ngứa, mụn nhọt
- Mẩn ngứa, mụn nhọt: Mẩn ngứa, mụn nhọt là một trong những phản ứng da phổ biến do tình trạng nóng trong người. Mẩn ngứa có thể xuất hiện dưới dạng đỏ, sưng, gây ngứa và tạo cảm giác khó chịu. Tình trạng nóng cũng có thể gây ra mụn nhọt hay còn gọi mụn nhiệt.
- Thay đổi màu da: Khi thời tiết mát mẻ nhưng bạn vẫn cảm thấy cơ thể nóng nực, khó chịu. Việc thay đổi này có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn bị nóng trong. Vì lượng bilirubin trong máu không thể bài tiết ra bên ngoài được, tích tụ lại và khiến da của bạn chuyển thành màu vàng. Lượng sắc tố bilirubin càng nhiều sẽ khiến màu da của bạn càng vàng. Đồng thời mạc mắt, lòng bàn tay, bàn chân và niêm mạc lưỡi cũng thấy rõ màu vàng.
- Quầng thâm quanh mắt và mỏi mắt: Mỏi mắt và quầng thâm quanh mắt cũng là một trong những dấu hiệu của tình trạng nóng trong. Bạn nên kiểm tra sức khỏe để biết chắc chắn tình trạng bệnh của mình để kịp thời điều trị.
- Hơi thở có mùi: Khi cơ thể bị nóng trong, gan bạn sẽ sản sinh ra nhiều ammonia khiến hơi thở có mùi khó chịu. Bạn có thể kiểm tra hơi thở của mình bằng cách đặt tay ở trước miệng, thở ra và ngửi kiểm tra hơi thở của mình nhé.
- Nếu cơ thể bạn không bị hở van dạ dày hoặc do vệ sinh cá nhân kém nhưng vẫn thấy hiện tượng hôi miệng thì điều này cho thấy bạn đang bị nóng trong.
- Môi đỏ, căng mọng, nứt nẻ: Tình trạng môi đỏ, căng mọng, nứt nẻ và nước tiểu vàng là triệu chứng cho thấy bạn đang bị nóng trong người và cơ thể thiếu nước. Bạn cần bổ sung nhiều nước hơn và có một chế độ ăn lành mạnh để tránh nóng trong người.
Nóng trong người khiến cơ thể cảm thấy khó chịu
- Ăn nhiều không tăng cân: Người có cơ địa nóng hoặc người thường xuyên bị nóng trong thì cơ thể rất khó tăng cân, dù bạn ăn rất nhiều. Khi bạn bị nóng trong, cơ thể khó hấp thu và tiêu hóa kém dẫn đến gầy gò, xanh xao. Bạn cần thanh nhiệt cơ thể để nhiệt độ cơ thể trở về trạng thái bình thường, cân nặng của bạn sẽ tăng.
- Hệ tiêu hóa ảnh hưởng: Nếu bạn nạp đủ chất xơ và có chế độ ăn uống khoa học nhưng vẫn bị táo bón thì chính là dấu hiệu cơ thể bị nóng trong. Khi chất béo không được chuyển hóa và chất độc không được đào thải ra ngoài điều này sẽ khiến cho khả năng tiêu hóa của bạn gặp vấn đề và báo hiệu gan đang bị suy yếu.
>> Tham khảo thêm: Dấu hiệu của Stress
Nguyên nhân nóng trong người
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng nóng trong người. Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này như:
- Ăn ít chất xơ: Chất xơ là thành phần không thể thay thế, đặc biệt là đối với hệ tiêu hóa, vì nó có tác dụng kích thích làm tăng nhu động ruột, giúp thức ăn dễ dàng tiêu hóa tránh bị ứ đọng. Chất xơ trực tiếp đẩy chất độc trong ống tiêu hóa, hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây hại cho đại tràng.
Ăn nhiều đồ cay nóng khiến cơ thể nóng trong
- Đồ ăn nhiều gia vị, dầu mỡ: Đồ ăn nhiều dầu mỡ và gia vị có thể giúp bạn cảm thấy ngon miệng nhưng rất có hại cho sức khỏe. Một số gia vị như hành, tỏi, ớt và các gia vị cay làm tăng lưu thông máu và kích thích hệ thần kinh, gây cảm giác nóng trong và nhiều bệnh khác như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch máu,....
- Uống ít nước: Mỗi ngày bạn nên uống đủ nước từ 2 - 2.5l nước mỗi ngày. Nếu bạn không cung cấp đủ nước sẽ khiến cho việc tản nhiệt cơ thể kém hiệu quả và cơ thể bạn bị nóng trong.
Uống ít nước cũng khiến bạn bị nóng trong do không cung cấp đủ nước cho cơ thể
- Đồ uống kích thích: Cà phê, trà, nước uống tăng lực, giúp tinh thần của bạn hưng phấn nhưng nếu bạn dùng nhiều sẽ gây cho bạn tình trạng nóng trong, mất ngủ, tim đập nhanh, nổi mụn,... Việc lạm dụng thức uống này sẽ khiến hệ thần kinh tổn thương và kéo theo nhiều bệnh tật.
Tác dụng của vitamin với người bị nóng trong
Vitamin có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và cải thiện tình trạng nóng trong cơ thể.
- Giảm các triệu chứng nóng trong như: mẩn ngứa, mụn nhọt, chảy máu chân răng, hơi thở có mùi,...
- Nguồn cung cấp bổ sung cần thiết cho cơ thể, bù đắp lượng vitamin thiếu hụt và thực phẩm không thể đáp ứng đủ.
- Tăng cường sức khỏe toàn diện.
Bên cạnh đó, các loại vitamin bổ sung này thường có dạng viên tiện lợi dễ sử dụng, mang theo bên mình.
>> Tham khảo thêm: Thực phẩm tăng sức đề kháng
Nóng trong người nên uống vitamin gì?
Nóng trong người nên uống vitamin gì? Là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, bạn có thể tham khảo một số loại vitamin mà chúng tôi nêu dưới đây nhé!
Vitamin A
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe da và niêm mạc. Nó cung cấp một lớp bảo vệ cho da, giúp giảm tình trạng kích ứng da và giúp làm giảm cảm giác nóng trong trường hợp da bị kích ứng.
Nhu cầu vitamin A hàng ngày của nam sẽ là 3.000UI, nữ là 2.300UI, trẻ em 2.000UI. Nếu bạn sử quá liều vitamin A có thể dẫn đến việc ngộ độc với các triệu chứng buồn nôn, vàng da, ….
Một số loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A như: Cà rốt, rau bina, bí ngô, ớt chuông, cà chua,...
Một số vitamin nhóm B
Nóng trong người nên uống vitamin gì? Nếu bị nóng trong người bạn không thể bỏ qua nhóm vitamin B như B6, B12, B9. Nhóm vitamin B hỗ trợ bạn điều trị mụn, giảm bớt tình trạng mẩn đỏ, ngứa ngáy, khó chịu, chảy máu chân răng. Nó làm mát cơ thể bạn từ bên trong.
Tuy nhiên với nhóm vitamin B bạn cũng không nên sử dụng quá nhiều vì nó có thể xảy ra một số tác dụng phụ như tê chân, khó thở, sưng mặt, môi và họng,....
Thực phẩm chứa nhóm vitamin B như: Trứng, rau xanh, sữa, thịt bò,....
Vitamin C
Nếu có người hỏi bạn, vitamin C có nóng không thì không nên ngần ngại mà trả lời rằng vitamin C mát. Vitamin C có tác dụng giúp ngăn ngừa tình trạng phát ban, mẩn ngứa. Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào gan, kích thích gan phục hồi. Từ đó sẽ giúp bạn giảm tình trạng nóng trong do chức năng gan suy giảm.
Dư thừa vitamin C cũng không tốt cho cơ thể của bạn, nó có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, đau đầu, mất ngủ,....
Các loại thực phẩm có vitamin C : Ổi, cam, ớt chuông, quả kiwi, dâu tây, bông cải xanh, ....
Vitamin D
Với câu hỏi “Nóng trong người nên uống vitamin gì?”, thì vitamin D cũng thuộc trong danh sách vitamin cần uống khi bị nóng trong người. Loại vitamin này không chỉ giúp bạn hỗ trợ hấp thụ Canxi và duy trì sức khỏe cho xương, mà còn thúc đẩy khả năng tự phục hồi của gan, bảo vệ tế bào gan. Nhờ đó, nó cải thiện tình trạng nóng trong do các vấn đề về gan gây ra.
Tuy nhiên, khi bạn nạp vitamin D vào trong cơ thể bạn cần phải thận trọng không được dùng quá liều lượng, tránh gây ra tác dụng phụ như chán ăn, mất nước, buồn nôn, tiêu chảy, yếu cơ,...
Vitamin D có trong một số loại thực phẩm như: Cá, trứng cá, đậu nành, sữa, nấm, ngũ cốc,....
Nhóm vitamin E
Uống vitamin E có phù hợp với người nóng trong không là băn khoăn của nhiều người. Câu trả lời là Có, bạn có thể sử dụng loại vitamin này vì nó hỗ trợ nhanh nhiệt, giải độc cơ thể. Bên cạnh đó còn là chất chống oxi hóa mạnh mẽ, có khả năng bảo vệ tế bào khỏi sự tổn thương của gốc tự do, tăng cường đào thải độc tố của gan.
Tùy vào từng đối tượng sử dụng mà bạn điều chỉnh liều lượng cho phù hợp, thường bạn không nên uống vượt quá 400UI/ ngày và chỉ dùng trong khoảng 1-2 tháng và nghỉ. Vì khi lượng vitamin E hấp thụ quá nhiều vào cơ thể có thể khiến bạn bị chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, nổi phát ban, đau bụng, mắt mờ,....
Các loại thực phẩm có chứa nhóm vitamin E như: Các loại hạt, cá hồi, tôm, bí đỏ, bông cải xanh,....
Bị nóng trong người nên uống gì cho mát?
Bị nóng trong người nên uống gì cho mát? Khi bạn cảm thấy nóng trong người, có một số loại đồ uống có thể giúp bạn cảm thấy mát mẻ và làm dịu cảm giác nóng trong người. Một số loại đồ uống bạn có thể tham khảo như:
Trà bí đao
Bạn đang băn khoăn không biết bị nóng trong người nên uống gì cho mát? Trà bí đao là loại thức uống bạn có thể tham khảo trong việc giải nhiệt và làm mát cơ thể. Trà bí đao được xem như thần dược điều trị nóng trong bởi nhiều công dụng tuyệt vời mà nó đem lại. Một số lợi ích mà trà bí đao đem lại như:
- Thải độc, lợi tiểu tốt cho gan và thận.
- Giải nhiệt nhờ tính hàn của bí.
Cách làm trà bí đao:
- Sử dụng 4 quả la hán, 2kg bí đao và 50g hạt chia.
- Gọt vỏ, rửa sạch, bỏ hạt, thái bí đao thành từng miếng nhỏ bằng ngón tay và nấu với 2l nước.
- Khi nước sôi bạn cho la hán vào, giảm nhiệt và tiếp tục nấu trong 1.5-2 giờ cho đến khi nước chuyển màu nâu đen.
- Trong quá trình đun chờ nước chuyển màu bạn có thể ngâm hạt chia để hạt nở ra. Khi nước chuyển màu bạn lọc lấy nước cốt pha thêm nước lọc theo tỷ lệ 1:3, thêm 1-2 muỗng canh hạt chia.
Nước từ gạo lứt rang
Nước gạo lứt rang có thể không chỉ cung cấp nguồn tinh bột mà còn giàu chất xơ, chất đạm, chất béo, các axit, khoáng chất và nhóm vitamin B,.. giúp cơ thể bạn đào thải độc tố và chất dư thừa, giải độc gan thận nên loại bỏ được nóng trong. Gạo lứt cũng là nguồn thực phẩm rất tốt cho người bị tim mạch, huyết áp, tiểu đường, ….
Cách làm nước gạo lứt bằng cách:
- Lấy 100g gạo lứt rang lên, đến khi gạo chuyển màu đậm và có mùi thơm
- Sau đó đổ vào 2l nước, đun đến khi gạo nhừ, thêm ít muối, đợi nước bớt nóng thì chắt nước uống.(Bạn cũng có thể bỏ gạo lứt rang vào ấm rồi pha giống pha trà để uống).
Trà khổ qua
Trà khổ qua chứa nhiều dưỡng chất, giàu vitamin C và chứa hàm lượng oxy hóa cao giảm lượng axit uric máu, trị đái tháo đường, ổn định huyết áp, giải độc tố và hạ men gan, loại bỏ mụn và mẩn đỏ.
Bạn có thể làm trà khổ qua bằng cách thái khổ qua thành những lát mỏng, phơi khô và cho vào lọ dùng dần. Hàng ngày, bạn có thể lấy vài lát khổ qua đã phơi khô để pha trà và uống ngay khi còn nóng để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý: Khổ qua tính mát không thích hợp người bị huyết áp thấp hay trẻ dưới 2 tuổi. Thai phụ nóng trong cũng không nên lạm dụng trà khổ qua, tránh rối loạn tử cung gây đau bụng, sảy thai,...
Nước ép cà rốt
Nước ép cà rốt chứa hàm lượng vitamin A cao, là lựa chọn tốt để giúp làm mát cơ thể khi bạn đang bị nóng trong người. Chất dinh dưỡng có trong cà rốt đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và tái tạo da, duy trì độ PH bình thường, bên cạnh đó nó còn có hàm lượng chất chống chống oxy hóa cao.
Cách làm nước ép cà rốt:
- Rửa sạch cà rốt, gọt vỏ và thái thành miếng nhỏ cho vào máy.
- Ép cà rốt vào máy ép hoặc xay sinh tố.
- Ép hoặc say cà rốt đến khi thu được nước ép (nước quá đặc bạn có thể cho thêm nước loãng).
- Sau khi say xong bạn có thể uống trực tiếp hoặc để lạnh và thưởng thức.
>> Tham khảo thêm: Nước uống giúp giảm mỡ bụng nhanh
Lời kết
Bài viết trên là lời giải đáp cho câu hỏi “Nóng trong người nên uống vitamin gì?”. Qua bài viết mà chúng tôi tổng hợp cho các bạn khi nóng trong người bạn có thể bổ sung vitamin A, B, C, D, E,.. và những thức uống giúp bạn giải nhiệt khi bị nóng trong. Có nhiều loại thức uống mát cho cơ thể, nếu bạn kết hợp thêm việc không sử dụng những thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và lối sống khoa học thì sẽ đem lại cho bạn hiệu quả tốt nhất.